Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đưa thách thức thành cơ hội cho thư viện Việt Nam

Thứ Tư 05/12/2018 | 15:39 GMT+7

VHO- Hội thảo “Phát triển và đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới” đã được Bộ VHTTDL tổ chức sáng 5.12 tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Chính phủ  Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy chủ trì hội thảo. Tham dự sự kiện còn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài ngành.

 Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh: “Thư viện là thiết chế văn hóa đã xuất hiện từ lâu đời, gắn với lịch sử của nhân loại. Mạng lưới thư viện Việt Nam đã được thiết lập, phát triển với các loại hình như: Thư viện công cộng; Thư viện đa ngành, chuyên ngành; Thư viện cơ quan nhà nước, Thư viện tư nhân...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì Hội thảo

 Thư viện không chỉ là nơi giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc mà còn thu thập, tổ chức khai thác, cung cấp thông tin. Thư viện đã và đang là nơi sinh hoạt văn hóa, không gian học tập của cộng đồng, một thiết chế văn hóa – khoa học – giáo dục ngoài nhà trường không thể thiếu, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo việc tiếp cận thông tin của người dân, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân".

Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cũng khẳng định, với vai trò quan trọng đó, ngành thư viện đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của các cấp, các ngành và cộng đồng. Củng cố và phát triển hệ thống thư viện là một nhiệm vụ quan trọng được khẳng định trong văn kiện của Đảng và các chính sách của Nhà nước. Dự án Luật Thư viện đang được triển khai xây dựng và hoàn thiện, với mong muốn tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển sự nghiệp thư viện trong thời gian tới.

Tuy nhiên, công tác thư viện vẫn còn khó khăn, hạn chế cần được nhìn nhận, khắc phục. Một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm, kinh phí đầu tư cho thư viện nói chung và hoạt động thư viện nói riêng chưa đúng mức; nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được đảm bảo, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập. Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự thay đổi thói quen của người sử dụng thư viện, dịch vụ thư viện cho người dân chưa thật đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; vấn đề bản quyền, vấn đề tự chủ… đã và đang đặt ra cho thư viện nhiều cơ hội thách thức.

Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã tập trung thảo luận, làm rõ vai trò của thư viện trong cuộc sống hiện đại, mô hình thư viện trong tương lai, phương thức quản lý, vận hành để đổi mới hoạt động đáp ứng được sứ mệnh đối với sự phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế xã hội, góp phần xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

“Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học, các nhà quản lý và các đại biểu chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, các mô hình hoạt động hiệu quả và đề xuất sáng kiến, tham mưu để Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL xem xét, chỉ đạo, nhằm định hướng phát triển ngành thư viện trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, đây cũng sẽ là những tài liệu quan trọng trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Thư viện trong thời gian tới...”, theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, với sự tiến bộ nhanh của khoa học công nghệ như hiện nay, thư viện không còn là nơi giữ sách, cán bộ thư viện không thể chỉ là người giữ sách mà còn phải là những chuyên gia, người hướng dẫn tra cứu hiệu quả cho người đọc. 

Phó Thủ tướng cho rằng, bối cảnh khoa học công nghệ phát triển là thách thức lớn cho ngành thư viện, nhưng bối cảnh đó cũng mang lại  cơ hội và đòi hỏi toàn ngành phải chủ động đối diện, từ đó biến thành cơ hội phát triển hiệu quả. Việc số hóa thư viện trên toàn quốc sẽ góp phần thu hút hàng trăm triệu lượt bạn đọc, thậm chí nhiều hơn nữa. Do đó, toàn ngành thư viện phải thay đổi mạnh mẽ. “Nếu thực hiện thành công việc số hóa thư viện trên toàn quốc thì  sẽ tạo cơ hội lớn để hệ thống thư viện Việt Nam trở thành thư viện công cộng cho tất cả mọi người dân tiếp cận  mọi nơi, mọi lúc…”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng trao đổi cùng các đại biểu 

Hiện Đại học Quốc gia đã tiến hành xây dựng và phát triển thư viện số đại học dùng chung, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị xây dựng mô hình mẫu để nhân rộng ra  các thư viện trong hệ thống toàn ngành.

Báo cáo của Bộ VHTTDL tại hội thảo nhấn mạnh, những năm qua, hoạt động của ngành thư viện diễn ra trong điều kiện khó khăn, văn hóa đọc đứng trước thách thức lớn với văn hóa nghe nhìn, nhưng ngành thư viện cả nước vẫn kiên định sứ mệnh cung cấp, thúc đẩy việc tiếp cận thông tin, tri thức của người dân thông qua dịch vụ thư viện.

Phó Thủ tướng cùng các đại biểu dự hội thảo

Việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong thời gian qua đã làm thay đổi phương thức hoạt động trong thư viện. Các thư viện Việt Nam đã và đang chuyển dịch từ mô hình thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số hiện đại. Sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng và các thư viện. Thư viện điện tử đã tạo ra cơ hội tiếp cận vốn tài liệu và nguồn lực thông tin, không bị giới hạn về không gian và thời gian. Người đọc không cần đến thư viện vẫn khai thác được nguồn tài liệu với máy tính, trang thiết bị thông minh có kết nối internet.

Tuy nhiên, công nghệ phát triển cũng đặt ra cho ngành thư viện không ít thách thức phải vượt qua. Điều này đòi hỏi nếu không chủ động đổi mới phương thức hoạt động, các thư viện sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu và gia tăng khoảng cách so với cộng đồng thư viện thế giới. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tuy đã được tăng cường nhưng hiệu quả chưa cao, trong đó khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ thư viện với sự thay đổi còn hạn chế, thiếu các kiến thức chuyên môn, quản lý, hoạt động trong môi trường hiện đại…

HÀ NGÂN; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top