Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tơ sen bén duyên với trang phục truyền thống

Thứ Sáu 07/06/2019 | 09:37 GMT+7

VHO- Trở về từ  Myanmar cùng đoàn công tác, nhà thiết kế thời trang Xuân Thu khẳng định “lụa làm từ tơ sen có giá trị không thua kém lụa tơ tằm” và “muốn giảm giá thành sản xuất các sản phẩm từ lụa tơ sen không còn cách nào khác là phải đưa công nghệ vào quá trình sản xuất”.

 

Kỳ công với những sợi “tơ trời”

Công đoạn làm lụa tơ sen vô cùng phức tạp. Những cuống sen được sử dụng để rút tơ phải được tuyển chọn hết sức kỹ càng. Hiện một trong những loại sen được chọn để thử nghiệm ở nước ta là sen Tây Hồ. Sau khi mang cuống từ đầm về, phải rửa sạch và cạo gai sen cũng như bắt buộc phải xử lý ngay bởi nếu cuống sen bị khô lại, tơ sẽ bị hỏng. Tất cả công đoạn xử lý tơ sen đều đang thực hiện thủ công và đòi hỏi sự kiên trì của người thợ. Để làm ra chiếc khăn dài 1,7m phải cần tới 4.800 cuống sen. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được từ 200-250 cuống. Thời gian để hoàn thiện một chiếc khăn phải mất một tháng. Kỳ công nên giá thành của sản phẩm khá đắt. Hiện tại, giá 1 kg sợi làm từ tơ sen có giá khoảng 30 triệu đồng. Trung bình một chiếc khăn làm từ tơ sen có giá khoảng trên 4 triệu đồng, tùy loại.

Theo giới chuyên gia nhận định, tơ sen của Việt Nam không thua kém gì tơ sen của Myanmar. Thậm chí, tơ sen của ta có sự nổi trội hơn nước bạn về mặt kết cấu, độ bền và độ mịn. Lụa tơ sen cũng được cho là không thua kém gì chất liệu lụa tơ tằm truyền thống với các đặc tính như mềm, mịn, mát, nhẹ và thấm nước tốt. Lụa thành phẩm có màu trắng ngà của tơ sen. Để giữ được những đặc tính đó, lụa tơ sen tuyệt đối không được nhuộm bằng màu hóa chất mà chỉ có thể nhuộm bằng màu lấy từ tự nhiên.

Chia sẻ về chuyến học tập kinh nghiệm tại nước bạn, NTK Xuân Thu cho hay: “Myanmar đã có nghề kéo tơ sen dệt vải cùng mối quan hệ lâu bền với Việt Nam đã bước đầu hỗ trợ chúng tôi những kinh nghiệm kéo được tơ và dệt ra sản phẩm. Những công đoạn như nhuộm sợi, dệt vải… đều được những nghệ nhân địa phương thực hiện hết sức chuyên nghiệp. Đây sẽ là những kinh nghiệm hết sức quý để đưa ra phương thức dệt phù hợp cho nước ta. Với sự dày công, tâm huyết và trình độ của các chuyên gia, chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ có thêm chất liệu mới cho sản phẩm thời trang cao cấp mang lại lợi ích cho cộng đồng.

 NTK Xuân Thu tại xưởng sản xuất lụa tơ sen ở Myanmar

Đưa lụa tơ sen đến với công chúng

Được biết đến là một NTK thời trang “chuyên chất liệu truyền thống”, NTK Xuân Thu rất hào hứng với tơ sen. Đến Myanmar cùng các thành viên nhóm đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen”, NTK Xuân Thu tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất vải từ tơ sen của nước bạn. Chị nói: “Để giảm giá thành sản xuất, không còn cách nào khác là phải đưa công nghiệp vào. Trong sản xuất lụa tơ sen, chúng ta có thể chia thành các cấp độ. Chẳng hạn sản phẩm được làm từ sợi tơ sen rút từ trong lõi ra thuộc cấp độ 1. Với cấp độ 2 và 3 thì tơ sen sẽ được xay ra lúc đó giá thành sẽ rẻ hơn. Từ đó người dùng sẽ có sự lụa chọn sao cho phù hợp với túi tiền của mình”.

Để lụa tơ sen mang bản sắc riêng của Việt Nam, hiện các chuyên gia đang nghiên cứu kết hợp lụa tơ sen và lụa tơ tằm. Đây là giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm cũng như giúp lụa tơ sen tăng thêm độ bền và bắt mắt hơn. Cũng theo NTK Xuân Thu, khâu thiết kế trang phục có chất liệu từ lụa tơ sen phải hướng đến mục đích quảng bá bởi hiện do những yêu cầu khắt khe và kỳ công trong các công đoạn nên giá cả hiện chỉ phù hợp với dòng khách hàng cao cấp. “Một khi đã có công nghệ sản xuất, chúng ta phải đẩy mạnh việc đưa chất liệu này vào những trang phục dân tộc, lễ hội, hoặc những sản phẩm có giá thành rẻ hơn như tranh để quảng bá sâu rộng chất liệu này đến với công chúng. Trong thời gian tới, tôi sẽ đưa hình ảnh gốm hoa nâu vào trong các trang phục làm từ lụa tơ sen bởi đây là loại gốm có sự đồng điệu với sen.

Tương lai phát triển lụa tơ sen để sánh ngang với nhiều nước trên thế giới vẫn còn đang ở trước mắt. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đang rất cần những mô hình, dự án phát triển hoa sen có lợi cho cộng đồng. Trước hết phải có lợi cho người nông dân, môi trường và sau đó là những giá trị văn hóa dân tộc. Trang phục tự nhiên giống như “lá phổi” thứ hai giúp con người khỏe mạnh hơn bởi hoàn toàn không có sự hiện diện của hóa chất. Bên cạnh đó, việc sử dụng trang phục từ tơ sen còn là cách để mỗi người dân Việt Nam tôn vinh những giá trị đẹp của quốc hoa. 

ĐÌNH TOÁN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top