Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Báo động từ những con số...

Thứ Tư 19/06/2019 | 10:07 GMT+7

VHO- Đây là vấn đề được đặt ra tại hội thảo Can thiệp sức khoẻ tâm thần cho người sử dụng ma tuý do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) tổ chức ngày 18.6 tại Hà Nội.

Tỷ lệ thanh thiếu niên tại Hà Nội sử dụng ma tuý có ý tưởng, kế hoạch, định tự sát

Vòng luẩn quẩn “buồn - sử dụng ma tuý - buồn”

Tại hội thảo, lần đầu tiên một nghiên cứu về tình trạng mắc các bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần như trầm cảm, lo âu... của các thanh thiếu niên sử dụng ma tuý trên địa bàn Hà Nội được công bố. Theo đó, hơn 50% người vị thành niên và thanh niên nghiện các dạng ma tuý có biểu hiện trầm cảm, trong số này, khoảng 45% có ý định, mong muốn tự sát. Đây chính là nguyên nhân khiến người nghiện tiếp tục sử dụng ma tuý, khiến cho việc điều trị cai nghiện thêm khó khăn, đòi hỏi sự phối hợp giữa điều trị cai nghiện và điều trị sức khoẻ tâm thần thì công tác cai nghiện mới có hiệu quả.

Nghiên cứu mang tên “Tỷ lệ rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên sử dụng ma túy tại Hà Nội” do Trung tâm SCDI phối hợp với Bộ môn Tâm thần (ĐH Y Hà Nội) thực hiện trên 319 người sử dụng ma túy trong độ tuổi từ 16 - 24 đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội, hiện đang sử dụng ma tuý: Xét nghiệm dương tính với một trong bốn loại ma túy phổ biến hiện nay như heroin, methamphetamine, cần sa, MDMA).

Nghiên cứu cho thấy, có 58% thanh niên sử dụng ma tuý có các biểu hiện trầm cảm và 42% không có biểu hiện này, trong số 58%, các đối tượng có nhiều biểu hiện, triệu chứng lâm sàng như 83,8% buồn chán, 84,9% giảm thích thú, 85,4% mệt mỏi... Đặc biệt, có tới 26,3% đối tượng có ý tưởng tự sát, 12,2% có kế hoạch tự sát và 6,3% định tự sát. Ngoài các biểu hiện trầm cảm, 51,1% thanh niên sử dụng ma tuý có hoang tưởng, ảo giác là bị hại, bị chi phối, bị kiểm tra, nghe tiếng ai nói vào tai, nhìn những cái không có thật...

Tú Anh - Trưởng nhóm hỗ trợ người đồng tính nam và chuyển giới tại Hà Nội chia sẻ, những thanh thiếu niên nghiện chất chủ yếu là không có thông tin về tác hại của ma tuý. Ban đầu chỉ là bị bạn bè rủ rê, thấy thích thì dùng, dùng để không bị “coi thường”, không bị coi là “yếu thế”. Đa số các bạn ở lứa tuổi 17 – 18, khi có một việc gì cảm thấy buồn chán, bị bạn bè đưa dùng bóng cười để vượt qua trạng thái tâm lý, nhưng dần dần bóng cười không giúp được thì các bạn bắt đầu sử dụng ma tuý tổng hợp.

“Nhiều bạn đồng tính, chuyển giới tự thu hẹp mình, sợ bị kỳ thị, không làm được điều mình mong muốn nên có tâm lý căng thẳng, buồn chán. Các bạn tìm đến các chất ma tuý để qua đi, dần dần khi lạm dụng thì khó quan hệ tình dục, lại tiếp tục sử dụng các chất ma tuý tổng hợp nặng hơn... Khá đông thanh niên sử dụng nhiều dạng ma tuý một lúc. Hoặc một số trường hợp làm nghề mại dâm, khách yêu cầu các bạn sử dụng ma tuý tổng hợp...”, Tú Anh chia sẻ.

Theo người Trưởng nhóm này, một số trường hợp mới sử dụng ma tuý vài tháng nhưng đã có biểu hiện liên quan đến bệnh tâm thần như nói những câu vô nghĩa hoặc không trả lời được những câu hỏi thông thường. Rất nhiều bạn mắc các biểu hiện trầm cảm như mất ngủ, lo âu, căng thẳng... nhưng vì chưa có kiến thức nên không thừa nhận mình bị rối loạn tâm thần, và “giải quyết” bằng cách sử dụng ma tuý.

Phối hợp điều trị tâm thần và cai nghiện

Bác sĩ Phạm Thành Luân (Bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y Hà Nội), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hơn một nửa số các bạn thanh thiếu niên sử dụng ma túy có dấu hiệu trầm cảm, thậm chí mức độ rất nặng nề, thể hiện ở tỉ lệ có ý định, kế hoạch và định tự sát lên đến 45%. Đây là vấn đề báo động đối với đối tượng thanh thiếu niên sử dụng ma túy và nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, từ đó xác định thực trạng tâm thần của nhóm nghiện chất để có bước tiếp theo trong công tác hoạch định chính sách.

“Rối loạn nghiện chất là rối loạn mãn tính, nó luôn luôn kéo dài, điều trị thuyên giảm sau đó có thể tái phát lại. Khi tiếp cận vấn đề rối loạn tâm thần là chúng ta muốn tiếp cận một cách đầy đủ, toàn diện hơn tới vấn đề nghiện chất và cai nghiện. Ở nước ngoài Khoa Nghiện chất đã được thành lập riêng và tách riêng với Khoa Tâm thần, trong đó có nhiều bác sĩ chuyên về nghiện chất và tất cả những vấn đề liên quan đến nghiện chất, cai nghiện, sau cai nghiện; đồng thời là những vấn đề liên quan sức khỏe y tế kèm theo. Nhưng ở Việt Nam, sự phối hợp này vẫn còn lỏng lẻo, chưa có một hệ thống quy trình nào cho việc điều trị nghiện chất và y tế. Để làm cần sự phối hợp của rất nhiều đơn vị liên quan, nhất là sự phối hợp từ các bệnh viện tâm thần (Bộ Y tế) và các trung tâm điều trị nghiện chất (Bộ LĐ,TB&XH). Ngoài hai Bộ này còn phải có những chính sách chung để có sự phối hợp giữa các bên để nhận biết thấy được tầm quan trọng của việc điều trị sức khoẻ tâm thần trong điều trị cai nghiện”, bác sĩ Phạm Thành Luân chia sẻ.

Theo bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm SCDI, mối quan hệ ở đây là vì sức khỏe tâm thần nên sử dụng ma túy hoặc vì sử dụng ma túy nên dấu hiệu của sức khỏe tâm thần. Do đó, với người sử dụng ma túy, đặc biệt là thanh thiếu niên thì phải xem xem liệu các em có vấn đề về sức khỏe tâm thần hay không? Việc sử dụng ma túy đấy là một chỉ báo về bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần của họ để cho các bậc phụ huynh, nhà trường tìm hiểu và có biện pháp điều trị, ngăn chặn nguy cơ lạm dụng ma tuý.

“Ngược lại, những người mắc bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần thì phải xem họ đã sử dụng ma túy, hay chất gây nghiện không hoặc có nguy cơ sử dụng ma túy, chất kích thích không để có những can thiệp dự phòng phù hợp. Tại Hải Phòng đã có mô hình can thiệp sức khoẻ tâm thần với đối tượng sử dụng ma tuý, hiệu quả cho thấy, khi tinh thần họ thoải mái, không lo âu, trầm cảm thì họ sẽ tuân thủ điều trị cai nghiện bằng Methadone, hoặc uống thuốc ARV phòng chống HIV/AIDS tốt hơn. Khi họ tự giác tuân thủ điều trị làm tăng hiệu quả điều trị cai nghiện, hạn chế lây truyền bệnh ra cộng đồng, giảm số lượng người tự sát...”, Giám đốc Trung tâm SCDI nhận định. 

 QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top