Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đêm nhạc thiếu nhi của Trịnh Công Sơn và Trần Hữu Pháp: Điều còn thiếu​​​​​​​ của người dân xứ Huế

Thứ Hai 24/06/2019 | 10:39 GMT+7

VHO- Huế là mảnh đất “ươm mầm” cho những sáng tác hay về thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ Trần Hữu Pháp. Điều còn thiếu trong tình cảm của người dân xứ Huế với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ Trần Hữu Pháp là đêm nhạc thiếu nhi, nơi trình diễn tâm huyết và tình yêu dành cho trẻ thơ của hai người nhạc sĩ tài danh này.

Sinh ra ở Đắk Lắk nhưng từ 4 tuổi, cậu bé Trịnh Công Sơn đã theo gia đình ra Huế sinh sống. Tuổi thơ gắn liền với Huế nên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn có những hồi ức không thể xóa nhòa về mảnh đất nơi đây. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã nhận xét: “Những năm tháng tuổi thơ ở Huế là những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời của Trịnh. Ông sống giữa tình yêu thương của gia đình, hít thở thiên nhiên Huế vàng son và thơ mộng... Thiên nhiên màmọi người biết sau này qua những ca khúc của Trịnh Công Sơn là một thiên nhiên Huế đã được tái tạo từnỗi đam mê”.

 Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp (ngoài cùng bên trái) trong Lễ mừng thọ 80 tuổi

Bầu sữa mảnh đất Cố đô dường như đã ươm mầm và nuôi dưỡng nguồn ý tưởng sáng tác dường như vô tận cho tâm hồn người nhạc sĩ tài danh này. Bởi thế, dù chỉ có 62 năm cuộc đời ngắn ngủi nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho hậu thế một gia tài đồ sộvới hơn 600 bài hát, tạo nên dòng nhạc Trịnh “rất riêng” trong làng ca nhạc Việt Nam từ xưa đến nay. Đặc biệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có “kho báu” những bài hát hay dành cho thiếu nhi. Đó là các bài: Mẹ đi vắng, Tuổi đời mênh mông, Em sẽ là hoa hồng nhỏ, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Tiếng ve gọi hè, Như một hòn bi xanh, Vì bé ngoan, Ai ngoài cánh cửa, Mùa hè đến, Ông tiên vui, Tết suối hồng, Mừng sinh nhật, Em đến cùng mùa xuân, Đời sống không già vì có chúng em...

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhớ lại: “Thời kỳ ở Bến Ngự, Trịnh Công Sơn thường ham mê thú vui đi bắt ve với một vài người bạn thân. Những con ve sống đời ấu trùng suốt bốn năm dưới những hang sâu tự khoét lấy trong lòng đất, đợi đến mùa hè để trưởng thành. Khi thân thể đã chuyển hóa thành hình con ve, chúng ngoi lên mặt đất đậu trên những cành cây, hát vang lừng những tuổi học trò cho đến một ngày đầu thu thì đời ve kết thúc. Suốt đời ve, nó chỉ biết ca hát, người ta thường mệnh danh nó là “ca sĩ mùa hè”. Đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như là một mô phỏng của đời ve, với tấm thân rỗng không, suốt đời chạy về phía chân trời tràn ngập tiếng hát ca”.

Ký ức về ngày Trung thu ở Huế cũng hiện lên trong những ca từ trong bài hát Tết suối hồng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Trung Thu đốt đèn lên cho sáng/ Cho bao con đường rộn vui/ Đêm trăng với đèn lồng thay nắng/ Em như giấc mộng giữa đời/ Cùng nhau hát lên/ Đường đêm xôn xao trống lân/ Về thăm phố quen/ Ngàn sao lung linh suốt đêm...”...

Ngày 29.5 vừa qua, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã về với cõi vĩnh hằng. Tuổi xuân, cuộc đời, tình yêu của người nhạc sĩ tài danh này đã dành trọn cho cách mạng và nhân dân. Người nhạc sĩ sáng tác hơn 400 ca khúc từng tâm sự: “Trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của tôi đã có đến ba phần tư dành cho Huế từ một bài ca khúc nhỏ như Hành khúc đội thiếu niên du kích thành Huế đến Tiếng hát gửi sông Hương Dòng sông ai đã đặt tên”. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê nhận định: “Có thể nói, nhờ gắn bóvới Huế, một vùng đất thơ và nhạc, Trần Hữu Pháp đã cómột khối lượng sáng tác đáng mơ ước”.

Đặc biệt, khoảng thời gian chọn Huế làm quê hương thứ hai, ông đã có những sáng tác hay dành cho thiếu nhi. Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp có bài hát về thiếu nhi rất hay là Lớn lên em sẽ làm gì. Thật dễ thương với những ca từ: “Lớn lên em sẽ làm gì/ Em sẽ làm người công nhân đi dựng xây những nhà máy mới/ Những nhà cao lồng lộng giữa trời mây/ Lớn lên em sẽ làm gì/ Em sẽ làm người nông dân lái máy cày trên bao đồng ruộng/ Những cánh đồng thẳng cánh cò bay/ Lớn lên em sẽ làm gì/ Em sẽ làm người lái tàu đưa những con tàu ra Bắc vào Nam/ Lớn lên em sẽ làm gì/ Em sẽ làm người kỹ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước/ Ôi đẹp sao những mơ ước của em”. Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp còn có bài Trăng sáng sân nhà em (phổ thơ Trần Đăng Khoa) với những ca từ thật hồn nhiên: “Ơi ông trăng sáng tỏ/ Soi rõ sân nhà em/ Trăng khuya sáng hơn đèn/ Ơi ông trăng sáng tỏ/ Soi rõ sân nhà em/ Con chim quên không kêu/ Con sâu quên không kêu/ Chỉ có trăng sáng tỏ/ Soi rõ sân nhà em/ Chỉ có trăng sáng tỏ/ Soi rõ sân nhà em”.

Đáng chúý nữa, bài hát Hành khúc dưới ngọn cờ hòa bình của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp được chọn làm bài ca chính thức của phong trào thiếu niên và nhi đồng quốc tế tại Bungari năm 1979.

Điều còn thiếu trong tình cảm của người dân xứ Huế với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ Trần Hữu Pháp là đêm nhạc thiếu nhi, nơi trình diễn tâm huyết và tình yêu dành cho trẻ thơ của hai người nhạc sĩ tài danh này. Bởi thế, thiết nghĩ, Huế nên cần có đêm nhạc biểu diễn những bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ Trần Hữu Pháp vào những thời điểm thích hợp như Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6. 

NGUYỄN VĂN TOÀN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top