Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đề thi môn Ngữ văn có sự phân hóa cao

Thứ Ba 25/06/2019 | 10:41 GMT+7

VHO – Sáng nay, học sinh THPT cả nước đã bắt đầu môn thi đầu tiên là Ngữ văn, Đánh giá về đề thi Ngữ văn 2019 năm nay, Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Hệ thống giáo dục trực tuyến Toliha Elearning cho rằng đề năm nay có độ phân hóa cao, phát huy được tính sáng tạo của học trò.

Đối với phần Đọc hiểu, đề yêu cầu học sinh có kĩ năng đọc hiểu một đoạn thơ, 3 câu đầu tiên học sinh sẽ trả lời nhanh và không mấy khó khăn, bởi mức độ của câu hỏi là: nhận biết, thông hiểu.

Sang câu thứ 4, đề yêu cầu học sinh tư duy kĩ hơn bởi mức độ đánh giá năng lực là vận dụng thấp. Ở câu này, học sinh chỉ cần trình bày ngắn gọn là có thể đạt điểm tối đa. Tuy nhiên, lại tồn đọng một hạn chế đó là thí sinh có thể sẽ đưa ra đáp án mà người thiết kế câu hỏi không lường trước được dung lượng, nội dung câu trả lời dẫn đến việc cho điểm không hoàn toàn khách quan. Để giảm thiểu rủi ro này, người đặt câu hỏi nên đặt ra giới hạn của câu trả lời trong hướng dẫn làm bài.

Phần Nghị luận xã hội 200 chữ yêu cầu: Sức mạnh ý chí con người trong cuộc sống, câu hỏi này phù hợp để đánh giá tư duy và lập luận của thí sinh, ngoài ra câu hỏi đánh giá được thái độ, quan điểm, nhận thức của thí sinh trước vấn đề thực tiễn của đời sống. Thí sinh hoàn toàn tự do trong quá trình thể hiện quan điểm, lựa chọn thông tin để đưa vào phần trả lời, tự do sắp xếp các ý, tự do lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt để trình bày câu trả lời. Nói chung, câu hỏi nghị luận xã hội 200 chữ có khả năng khuyến khích người học phát huy tốt năng lực sáng tạo.

Sang phần làm văn, yêu cầu viết được bài văn hoàn chỉnh: Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong trích đoạn, từ đó nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nội dung giới hạn ở việc cảm nhận. Yêu cầu đưa ra phù hợp để đánh giá được các bậc nhận thức của học sinh: Nhớ, hiểu, vận dụng, khả năng phân tích, … nội dung, nghệ thuật kiến thức tác phẩm văn học, đánh giá được khả năng lập luận của người học.

GỢI Ý GIẢI ĐỀ VĂN THPT QUỐC GIA 2019

CÂU HỎI

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐIỂM

 

Phần I – Đọc hiểu (3 điểm)

 

 

 

Câu 1.

 

Thể thơ Tự do

0,5 điểm

Câu 2.

 

+ “Vầng trán mặn, giọt mồ hôi cay đắng/ Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm”

+ Khắc họa hình tượng của người dân biển, dù rất cơ cực, nhọc nhằn, hiểm nguy nhưng hết thế hệ này đến thế hệ khác gắn bó với biển khơi, với tình yêu và sự hy sinh vô bờ bến.

0,5 điểm

Câu 3.

 

Biện pháp tu từ: Điệp ngữ

Tác dụng:

  • Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả
  • Tăng nhịp điệu cho câu thơ, góp phần làm cho bài thơ sinh động, hấp dẫn hơn.

1,0 điểm

Câu 4.

 

Suy nghĩ:

-Không ngừng rèn luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước.

- Phê phán lối sống lười nhác, thiếu nghị lực. 

1,0 điểm

Phần II – Làm văn (7 điểm)

 

 

 

Câu 1.

 

Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc một đoạn nghị luận xã hội 200 chữ.

+ Khoảng 2/3 trang giấy thi.

+ Từ 15 – 20 dòng

Nội dung: 

+Giải thích: -Ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.

+Phân tích – Chứng minh:

Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Kí thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất…

+ Bình luận:

-Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm.

-Trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi.

 

+ Bài học nhận thức và hành động:

Thế hệ trẻ, trong đó có tôi, cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

 

 

 

 

 

2,0 điểm

Câu 2.

Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Mở bài, thân bài, kết bài.

Nội dung:

Mở bài:

- Nêu vấn đề nghị luận.

Cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Thân bài:

  1. Tổng quan kiến thức: Khái lược tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề,…

- Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường: là nhà văn của xứ Huế, ông có sức liên tưởng tưởng tượng dồi dào, lối hành văn mê đắm, chuyên viết về bút kí.

- Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng song tiêu biểu cho phong cách văn chương của tác giả: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều.

  1. Phân tích, cảm nhận:

+Nội dung:

- Là “bản trường ca của rừng già” “rầm rộ dưới bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”; lúc lại dịu dàng say đắm dưới dặm dài chói lọi hoa đỗ quyên ...”

- “cô gái Di - gan”: phóng khoáng, man dại, tâm hồn tự do, trong sáng, bản tính gan dạ, có sức mạnh bản năng

– Sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ“người mẹ phù xa của vùng văn hóa xứ sở” .

Sông Hương mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thắm nhưng cũng có lúc dịu dàng say đắm.

+Nghệ thuật:

- Sự liên tưởng độc đáo, sử dụng từ ngữ đặc sắc

- Văn phong tao nhã, thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương.

  1. Bình luận, liên hệ, mở rộng

- Qua trích đoạn, ta thấy được sự khám phá vẻ đẹp dòng Hương giang với góc nhìn mới của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

-Cảm nhận được niềm tự hào tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế cũng như đất nước.

Kết bài:

  • Kết thúc vấn đề nghị luận.

 

 

 

 

 

 

5,0 điểm

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top