Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ứng xử trong gia đình: Đừng biến con thành cây tầm gửi

Thứ Sáu 06/09/2019 | 09:40 GMT+7

VHO- Quỹ thời gian không nhỏ của học sinh là học ở trường, đi học thêm… mà ít được tham gia hoạt động ngoại khóa. Những việc trong gia đình như dọn nhà, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo… cũng lại do cha mẹ làm. Những “ưu tiên” này làm cho rất nhiều thanh, thiếu niên thiếu kiến thức về kỹ năng sống.

 

 Nên dạy con làm việc phù hợp với lứa tuổi

Những lúc mệt mỏi, ốm đau, nhiều bậc phụ huynh than trời vì con thờ ơ, vô tâm, không biết đỡ đần bố mẹ dù là việc nhỏ nhất. “Con bận học lắm” trở thành câu thần chú của nhiều bạn tuổi teen. Thói quen xấu của các con đều bắt nguồn từ sự chiều chuộng thái quá của bố mẹ... Các em nghiễm nhiên coi mình là trung tâm, coi việc bố mẹ chăm sóc, đáp ứng nhu cầu này kia mà quên mất mình phải có trách nhiệm gì đối với người thân và gia đình. Một số ông bố, bà mẹ phải thốt lên rằng: “Lúc mình ốm mà con vẫn ngồi chờ bố mẹ phục vụ ăn uống, đưa đón. Buồn như muốn khóc, lúc ấy mới ân hận vì đã biến con thành một cây tầm gửi”.

Anh Thanh là một ví dụ, vợ mất đã gần chục năm anh luôn cố gắng bù đắp tình cảm thiếu hụt người mẹ cho các con. Nhờ có sự chăm sóc của bố, các con anh đều học ở những trường danh giá, ra trường đều có việc làm tốt. Nhưng bạn bè đồng nghiệp của cả anh và của các con anh đều rất ngạc nhiên khi con cái đến tuổi dựng vợ, gả chồng mà bố vẫn đều đặn đưa đón đi làm sáng, tối. Công việc của con bận về tối muộn thì anh lang thang chờ đợi cả tiếng đồng hồ. Thậm chí anh còn chở cả con trai đi đến nhà bạn gái chơi với cái lý nếu để con về nhà tự đi sẽ tốn thời gian, con trai về khuya anh sẽ lại thấp thỏm lo lắng... Không ít lần bạn bè đến chơi nhà vào giờ cơm, thấy anh Thanh cặm cụi rửa từng chiếc bát còn “cậu ấm” 24 tuổi thì ngồi gác chân lên sofa xem ti vi...

Suy nghĩ khác với anh Thanh, nhà tạo mẫu tóc Hương Phi cho rằng tôi muốn rèn con chủ động, tự lập trong việc đi học đến việc giúp đỡ bố mẹ ở nhà. Con tôi đi bộ tới trường từ khi con đang học lớp 2. Nghỉ hè, tôi khoán cho con vài đầu việc cụ thể, con cứ làm xong việc nhà thì được phép đi chơi, làm việc nhà được mẹ khuyến khích, động viên kịp thời nên con rất thoải mái. Tôi nghĩ dạy con quý trọng đồng tiền không gì thực tế hơn việc để con tự mình kiếm ra tiền. Khi tôi kể chuyện con gái rửa bát, quét nhà, nấu cơm, phơi gấp quần áo, đi bộ đi học thì có người cho rằng tôi là người mẹ quá nghiêm khắc. Nhưng giờ tôi thấy vô cùng tự hào khi con mình đi du học, cháu rất tự lập tự tay giặt giũ quần áo, đi chợ, thổi cơm... Quan trọng là cháu đi tới đâu luôn được mọi người yêu mến vì lời ăn tiếng nói cũng như nề nếp ăn ở sạch sẽ.

Sự chiều chuộng của nhiều ông bố, bà mẹ đã tạo ra sự ích kỷ, vô cảm của con đối với chính họ nói riêng và với người lớn tuổi nói chung. PGS. TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ về cảm giác không vui khi đến chơi nhà một người bạn. Ông thấy cái cách vợ chồng bạn nuôi dạy con chẳng ổn chút nào. Ngồi vào mâm cơm, các con không biết “kính trên nhường dưới” mà nhăm nhăm gắp miếng ngon, rồi lấy đũa khua vào bát canh để mò... Con gái đến tuổi lấy chồng rồi mà đỏng đảnh sai mẹ lấy bát đựng xương, mẹ gọt hồng cho vào đĩa thì cứ được quả nào thì con lại bốc ăn luôn quả đó chẳng thèm chờ ai… Ăn cơm xong, “cậu ấm cô chiêu” lập tức vào phòng để tiếp tục chát chít trên điện thoại... Vợ chồng người bạn gào inh ỏi con đi rửa bát, rồi rốt cuộc vẫn là mẹ lại mó tay vào rửa cho nhanh. “Sao nhiều gia đình trí thức đàng hoàng, con cái lớn đi làm đến tuổi lấy chồng, lấy vợ rồi mà bố mẹ không biết cách để nuôi dạy? Sự ích kỉ và thoải mái tự do ngôn luận, tự do sai bố mẹ vậy mà nhiều người vẫn cứ để yên... Cái cách nuôi dạy con sống ích kỉ, đểnh đoảng kiểu này thì sau này chỉ làm khổ con mà thôi!”, PGS. TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.

Theo các chuyên gia tâm lý, không nuông chiều con không có nghĩa là phải nghiêm khắc một cách cứng nhắc. Khi muốn thể hiện sự không đồng ý với yêu cầu của con trẻ, chúng ta cũng không cần tỏ thái độ cấm thẳng thừng. Hãy để cho trẻ tự đấu tranh, tự học tập kinh nghiệm, rồi hướng dẫn chúng xử lý, tập kìm chế những ham muốn của mình. Tập cho trẻ có tính độc lập, không ỷ lại vào người lớn là điều mà cha mẹ nên làm. Bố mẹ hãy yêu thương con, hãy biết nghiêm khắc đúng chỗ mới có thể giáo dục con một cách hoàn thiện. 

 Tôi luôn chú trọng vào giáo dục thể chất và kỹ năng sống, học võ, học bơi, biết nói lời cảm ơn xin lỗi, biết gọn gàng ngăn nắp. Tôi dạy con tôi tránh bị quấy rối tình dục, dạy con biết giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi, ho biết che miệng, không lớn tiếng nơi công cộng, biết suy nghĩ tìm giải pháp cho những quyết định và tự chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Trước khi mong con thành danh thì hãy giáo dục con thành “người tử tế”, tử tế với cha mẹ và tất cả mọi người.

(NSND TRIỆU TRUNG KIÊN)

 

 TRỌNG HOÀNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top