Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Mặt trái của trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc

Thứ Sáu 13/09/2019 | 10:23 GMT+7

VHO- Là một quốc gia có nền công nghệ phát triển, việc trí tuệ nhân tạo (AI) bị lạm dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề đạo đức đang trở thành cuộc tranh luận lớn ở đất nước tỉ dân. 

Công nghệ ghép mặt đang bùng nổ ở Trung Quốc

Tháng 3.2018, một video deepfake (công nghệ ghép khuôn mặt vào video bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo) trở nên lan tràn trên mạng xã hội khi gương mặt Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama bị ghép vào nhân vật phim khiêu dâm. Không lâu sau, tháng 6.2018, video giả danh phát ngôn của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg làm “dậy sóng” các diễn đàn. Những nhà lãnh đạo như Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Chủ tịch Quốc hội Mỹ Nancy Pelosi cũng trở thành nạn nhân của trào lưu deepfake. Nữ diễn viên Scarlett Johansson từng xuất hiện trong hàng chục video ghép mặt trên các trang phim khiêu dâm. Trước đó, cô từng bị hacker lấy trộm ảnh nhạy cảm trong điện thoại, bị lấy khuôn mặt ghép vào một robot. 

Dạy lan tràn và dễ mua bán trên mạng 

Một tìm kiếm nhanh trên Internet Trung Quốc đã tìm thấy rất nhiều bài hướng dẫn mô tả chi tiết cách hoán đổi khuôn mặt trong ảnh và video bằng phần mềm AI như FakeApp. Zhang Baichuan - một chuyên gia về an ninh mạng nói với tờ The Beijing News rằng phần mềm hoán đổi khuôn mặt chuyên dụng giúp những người bình thường cũng dễ dàng thực hiện các tác phẩm deepfake. Tất cả những gì họ phải làm là tải ảnh lên ứng dụng. “Chỉ cần bạn có một bức ảnh cá nhân được đăng tải công khai, nó đều có khả năng bị kẻ xấu khai thác”, Zhang nói. Người này nhận định bản thân công nghệ không xấu nhưng nó đều có thể bị sử dụng cho mục đích tiêu cực. 

Theo thông tin từ một cuộc thảo luận có tên “Face swap + female celebrity’s surname” trên Baidu Tieba - diễn đàn Internet nổi tiếng Trung Quốc - loại phim khiêu dâm tráo đổi gương mặt được bán với giá 4 nhân dân tệ (khoảng 13.000 đồng) cho mỗi video. Mua trọn gói 700 video có giá 158 nhân dân tệ (hơn 500.000 đồng). Loạt video khiêu dâm ghép khuôn mặt được tùy chỉnh theo yêu cầu cũng được rao bán trên chợ thương mại điện tử cũ Xianyu với giá khởi điểm từ 20 nhân dân tệ (gần 70.000 đồng) mỗi phút. 

Trên các diễn đàn này, người tham gia có thể bán gương mặt người nổi tiếng hoặc của chính mình. Một người bán có biệt danh Ah Chang nói với phóng viên rằng hoạt động này có thể thanh toán thông qua nền tảng ví điện tử như WeChat Pay hay Alipay. Nếu khách hàng mua nhiều hơn 15 lần, họ sẽ được giảm giá với giá 3 nhân dân tệ. “Chúng tôi cần rất nhiều hình ảnh từ các góc độ khác nhau, ít nhất là 20 ảnh. Càng nhiều ảnh, video tạo ra sẽ càng chân thực”, một người làm video khiêu dâm dạng deepfake nói. 

Cơ quan chức năng vào cuộc 

Theo SCMP, việc sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để ghép mặt người nổi tiếng vào nhân vật phim khiêu dâm đang ngày càng phổ biến, đặt ra những câu hỏi mới về vấn đề “lạm dụng công nghệ” tại Trung Quốc. Cuộc điều tra của tờ The Beijing News đã phát hiện ra nhiều nền tảng trở thành nơi bán dịch vụ này với giá chưa tới 1 USD. Deepfake là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy AI có thể gây hậu quả lớn như thế nào khi dùng sai cách. 

Đại diện của Xianyu và Baidu đều khẳng định, đã cố gắng tìm kiếm và xóa những nội dung video xấu trên trang web của mình. Họ cũng cung cấp thông tin điều tra cho cảnh sát. “Chúng tôi luôn theo dõi và kiểm soát những mặt hàng được trao đổi từ các bên liên quan trên nền tảng của mình, đảm bảo môi trường kinh doanh tốt nhất cho cả người mua và người bán”, đại diện Xianyu nói. 

Về mặt lý thuyết, các biện pháp kiểm soát Internet nghiêm ngặt của Trung Quốc nên ngăn mọi người truy cập nội dung khiêu dâm. Tuy nhiên để thực hiện điều này không dễ dàng. Trước đây, một sốđược tạo ra bằng công nghệ hoán đổi gương mặt những người có sức ảnh hưởng theo hướng tích cực, vui nhộn được hưởng ứng trên Weibo. Tuy nhiên, việc lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng cho phim khiêu dâm đã khiến trào lưu này bị biến tướng và trở nên nguy hiểm. Wu Shenkuo - Giáo sư ĐH Sư phạm Bắc Kinh kiêm cố vấn an ninh mạng của Liên Hợp Quốc - phát biểu trên The Beijing News: “Bán video khiêu dâm hoán đổi gương mặt là phạm tội phát tán các tài liệu xấu để kiếm lợi nhuận, nó cũng vi phạm quyền của những cá nhân bị xâm phạm hình ảnh”. Vị giáo sư nói thêm người mua cũng trở thành tội phạm khi phát tán những video này. “Tự bảo vệ mình khỏi góc tối của Internet là một điều gần như không tưởng. Giống như nhiều thứ khác, Internet là nơi mà tình dục trở thành yếu tố được quan tâm nhất”, ngôi sao Hollywood Scarlett Johansson bất lực nói. 

NGUYỄN HƯNG-D.T

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top