Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Buôn bán nội tạng - vấn nạn đau đầu tại nhiều nước châu Âu

Thứ Hai 16/09/2019 | 09:15 GMT+7

VHO- Mới đây, chính quyền Bulgaria cho biết, một nhóm tội phạm có tổ chức chuyên mua bán nội tạng đã bị lực lượng chức năng nước này triệt phá. Đây là đường dây chuyên lợi dụng những người ở tầng lớp có thu nhập thấp và thực hiện hành vi mua bán thận trái phép.

Hành vi cấy ghép nội tạng trái phép thường được thực hiện tại các phòng khám chui

Công tố viên Dimitar Petrov cho biết, vào ngày 13.9, ba đối tượng gồm hai nam giới và một nữ giới đã bị buộc tội môi giới mua bán nội tạng bất hợp pháp. Theo công tố viên Petrov, quá trình cấy ghép được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ và những người hiến tặng thường được cung cấp các hồ sơ giả mạo hiến tạng đối với người thân.

Cơ quan chức năng cũng cho biết, kể từ tháng 2.2019, có ít nhất 50 người đã được nhận tạng cấy ghép một cách bất hợp pháp bởi đường dây này. Trong khi đường dây được triệt phá cũng có tới hai bệnh nhân và ba người hiến tạng đang chờ phẫu thuật. Chia sẻ thông tin với báo chí, công tố viên Dimitar Petrov cho biết: “Hình thức hoạt động cụ thể của đường dây tội phạm diễn ra như sau: Hai đối tượng chịu trách nhiệm liên lạc giữa những người hiến tạng và khách hàng. Trong khi đó, phần còn lại của băng nhóm trực tiếp tìm người hiến tạng trái phép”.

Theo công tố viên Siyka Mileva, số tiền mà những người mua nội tạng phải chi trả cho các ca cấy ghép là từ 55.000 USD đến 111.000 USD. Tuy nhiên, người hiến tạng chỉ nhận được khoản tiền khoảng 5.500 USD đến 7.700 USD sau khi thực hiện quá trình phẫu thuật. Hầu hết, các nạn nhân được môi giới bởi đường dây này đều thuộc cộng đồng thu nhập thấp, những người thất nghiệp hoặc đang phải chịu một khoản nợ lớn.

Trên thực tế, việc mua bán nội tạng trái phép từ lâu đã trở thành vấn đề đau đầu đối với nhà chức trách và chính quyền Bulgaria nói chung. Theo báo cáo, hiện nước này có 1.028 trường hợp cần ghép thận. Tuy nhiên, trong năm 2019 chỉ có 22 ca ghép tạng hợp pháp được thực hiện. Trong đó, chỉ có 8 trường hợp hiến tạng trực tiếp, 14 trường hợp hiến tạng sau khi qua đời, theo báo cáo của đài truyền hình quốc gia Bulgaria.

Nạn buôn bán nội tạng trái phép cũng lan rộng ở một số nước trong khu vực chây Âu, bao gồm Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Bulgaria và Nga. Đối mặt với nghèo đói, nhiều người châu Âu bắt đầu tìm cách buôn bán nội tạng của mình như thận, phổi, tủy xương hoặc giác mạc. Các chuyên gia gọi đây là “đại dịch” bởi mức độ lan rộng nhanh chóng của xu hướng kiếm tiền nguy hiểm và bất hợp pháp này. Không được tiếp xúc với Internet, sự thiếu hụt nội tạng trong công tác cấy ghéo và những đối tượng buôn người bất hợp pháp sẵn sàng khai thác sự khó khăn của người dân để trục lợi chính là những nguyên nhân gây ra vấn nạn buôn bán nội tạng.

Tại một số nước như Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp và Nga, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những đoạn quảng cáo bán lẻ nội tạng trên Internet với mức giá trên trời như 250.000 USD đối với phổi. Vào cuối tháng 5 năm nay, cảnh sát Isarel đã bắt giữ 10 đối tượng của một nhóm tội phạm quốc tế bị tình nghi buôn bán nội tạng tại châu Âu, theo thông tin từ các quan chức hành pháp tại Liên minh châu Âu. Cơ quan chức năng cho biết, những đối tượng được các nghi phạm nhắm đến chủ yếu là tầng lớp thu nhập thấp tại Moldova, Kazakhstan, Nga, Ukraine và Belarus.

Buôn bán nội tạng dần trở thành một “ngành công nghiệp” trái phép với tốc độ phát triển lớn, theo Jonathan Ratel, công tố viên cao cấp của Liên minh châu Âu. Ông Ratel cũng đang chịu trách nhiệm cho một vụ kiện cáo buộc 7 đối tượng thực hiện hành vi dụ dỗ, môi giới các nạn nhân đến từ Thổ Nhĩ Kỳ bán thận ở Kosovo với giá 20.000 USD. Theo The New York Times, các nhóm tội phạm tập trung chủ yếu đến những người dễ bị tổn thương ở cả hai phía của chuỗi cung ứng nội tạng trái phép: Tầng lớp thu nhập thấp và những bệnh nhân giàu có nhưng tuyệt vọng.

Theo báo cáo từ Tổ chức Organ Watch, một nhóm nhân quyền ở Berkeley, California, ước tính có tới khoảng 15.000 đến 20.000 quả thận được buôn bán bất hợp pháp trên toàn cầu mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, chỉ 10% nhu cầu ghép tạng trên thế giới được đáp ứng cho tới thời điểm hiện tại. Bà Nancy Scheper-Hughes, Giáo sư Nhân chủng học Y tế tại Đại học California, Berkely đồng thời là Giám đốc của Organs Watch cho biết, nỗ lực tự bán nội tạng của người nghèo tại châu Âu là hệ quả của sự thất nghiệp kéo dài. 

 THANH HẰNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top