Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Sẻ chia mùa dịch với “Hạt gạo yêu thương”

Thứ Hai 27/04/2020 | 11:11 GMT+7

VHO- Những ngày qua, hàng ngàn người dân có hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Nam đã đến các cây “ATM gạo và lương thực” đầu tiên đặt để nhận gạo, nước mắm, mì tôm... Cùng với đó, “siêu thị 0 đồng” cũng được khởi động tại một số điểm nhằm có những sẻ chia ấm lòng, thiết thực giúp người khó khăn thêm sức mạnh vượt qua dịch bệnh.

 Người dân nhận hỗ trợ "Hạt gạo yêu thương" Ảnh: CTV

Hai máy “ATM” phát gạo miễn phí đầu tiên ở Quảng Nam được đặt tại hai địa điểm số 28 Trần Phú và 56 Trần Cao Vân (TP Tam Kỳ), người dân nhận gạo từ 8-11h và từ 14-17h. Chương trình với chủ đề “Hạt gạo yêu thương” này do Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh, CLB Doanh nhân trẻ tỉnh cùng với sự hỗ trợ, đóng góp của các Mạnh Thường Quân dự kiến sẽ phát gạo miễn phí trong thời gian 1 tháng cho những người có hoàn cảnh khó khăn và phát quà tại nhà cho những người không di chuyển được đến nơi nhận gạo.

Ấm lòng “Hạt gạo yêu thương”

Ngoài nhận gạo, người dân còn được nhận nhu yếu phẩm, lương thực như nước mắm, mì tôm, dầu ăn,… tại một cây “ATM lương thực” đặt tại số 2 Phan Đăng Lưu (TP Tam Kỳ) do CLB người Quảng Nam, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh và Hội Từ thiện tỉnh tổ chức. Ngay từ những ngày đầu mới khởi động, hàng trăm người dân có hoàn cảnh khó khăn đã đến nhận gạo, lương thực. Người đến nhận sẽ được các tình nguyện viên hướng dẫn xếp hàng đúng vị trí với khoảng cách 2m, thực hiện đủ các quy trình đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang. Với người khuyết tật, trẻ nhỏ sẽ được ưu tiên phát trước, không cần xếp hàng. Cứ đến lượt, mọi người chỉ cần đưa bao sẽ được nhận 3 kg cho một lần nhận, tự động chảy ra từ cây ATM “Hạt gạo yêu thương”. Các bạn tình nguyện viên sẽ hỗ trợ, giúp đỡ người lớn tuổi, người khuyết tật,… được nhanh chóng, thuận tiện hơn trong việc nhận gạo, lương thực.

Ông Trần Văn T (ở huyện Thăng Bình) là người khuyết tật, phải đi xe lăn. Ông cho biết lâu nay gia đình ông trông vào thu nhập từ nghề bán vé số dạo của ông, cộng thêm ít hoa màu, hai sào lúa. Tuy nhiên khi dịch bệnh xảy ra, bán vé số tạm ngưng, rau màu cũng không bán được bao nhiêu vì nhiều nhà hàng, quán ăn đóng cửa nên lượng thu mua ở chợ đầu mối cũng giảm. Khi biết thông tin về chương trình “Hạt gạo yêu thương”, ông tự lăn xe đi hơn 15 km đến xếp hàng nhận ít gạo, mì tôm, nước mắm,… và được các bạn tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình. “Chừng này gạo, lương thực cũng giúp gia đình xoay xở được trong 5-6 ngày. Đến nhận, thấy nhiều hoàn cảnh cũng khó khăn như mình, thấy mọi người trật tự chờ đợi, nhường nhịn nhau, tui thấy ấm lòng lắm. Mong mau qua dịch bệnh để đi bán vé số lại là ổn thôi”, ông T tâm sự.

Cùng chung suy nghĩ như ông T, nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn đến xếp hàng nhận gạo những ngày qua đều chia sẻ những hạt gạo yêu thương giữa mùa dịch bệnh như thế là sự hỗ trợ rất kịp thời, quý giá, giúp họ phần nào có thêm động lực vượt qua khó khăn, chờ đợi ngày “phục hồi” sau dịch. Theo ông Phạm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam, trước mắt 2 máy “ATM” gạo này sẽ hoạt động 1 tháng nhằm chia sẻ, hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người dân đến sẽ được nhận miễn phí 3 kg gạo/lần. Những người có hoàn cảnh đặc biệt, khuyết tật hoặc không có phương tiện di chuyển sẽ được tình nguyện viên hỗ trợ mang đến tận nhà.

Hiện đã có 10 tấn gạo được đặt tại kho để triển khai chương trình. Ngoài ra, những ngày qua có nhiều Mạnh Thường Quân, doanh nghiệp nghe thông tin về chương trình cũng đã đến đăng ký ủng hộ thêm gạo, lương thực. Tại nhiều điểm khác ở Quảng Nam cũng đã có thêm các “ATM gạo” khác hoạt động với sự hỗ trợ của các đơn vị.

 Người dân xếp hàng để nhận “Hạt gạo yêu thương”

Thiết thực “Siêu thị 0 đồng”

Mô hình “Siêu thị 0 đồng” do Tập đoàn Apec (Apec Group) hỗ trợ triển khai tại huyện Thăng Bình và Quế Sơn (Quảng Nam) trong những ngày qua thực sự là sự sẻ chia thiết thực, giúp những hộ nghèo, cận nghèo ở các địa phương này vượt qua phần nào khó khăn, thiếu thốn do dịch bệnh kéo dài thời gian qua. Tại huyện Quế Sơn, siêu thị 0 đồng được đặt tại 2 địa điểm là Hội trường Trung tâm Văn hóa - thể thao xã Quế Phú và xã Quế Mỹ nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. Dự kiến Tập đoàn sẽ mở điểm thứ 3 tại hội trường Trường THCS Đông Phú và có 2.427 hộ nghèo, cận nghèo của huyện được nhận hỗ trợ dịp này. Ngoài huyện Quế Sơn, Apec Group hỗ trợ một siêu thị 0 đồng tại Trung tâm Văn hóa - thể thao và truyền thanh - truyền hình huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) và dự kiến sẽ hỗ trợ cho khoảng 4.000 hộ nghèo, cận nghèo của huyện này.

Siêu thị 0 đồng hỗ trợ đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo thông qua hình thức phát phiếu. Mỗi hộ được chọn các sản phẩm như gạo, mì tôm, nước mắm, muối, dầu ăn, đường với tổng trị giá cho mỗi lần mua sắm khoảng 100 nghìn đồng và được nhận tối đa 2 lần/tháng. Mỗi ngày trao tặng 200 - 300 phần quà. Tập đoàn Apec lắp đặt hệ thống sát khuẩn tại khu vực mở siêu thị, đo thân nhiệt toàn bộ người ra vào. Đồng thời các tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên các địa phương cũng hỗ trợ tập đoàn trong việc phân phối quà, hướng dẫn các hộ dân đến nhận theo khung giờ cụ thể, thực hiện đúng quy định giãn cách xã hội,... 

 “Siêu thị 0 đồng” ở Lâm Đồng

 Người dân đến siêu thị 0 đồng xếp hàng dài chờ đến lượt

Liên tiếp từ ngày 24–26.4, tại TP Đà Lạt, Tỉnh đoàn Lâm Đồng đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ Lâm Đồng tổ chức “Siêu thị 0 đồng” chung tay đại thắng Covid-19. Gọi là siêu thị, song tất cả người dân tham gia đều được phát quà miễn phí gồm: khẩu trang, nước sát khuẩn, gạo, mì gói, dầu ăn, trứng, nước mắm, rau, củ quả… Trong 2 ngày đầu, siêu thị đã phát 5.500 phần quà (trị giá trên 1,2 tỉ đồng) cho nhân dân thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, công nhân, người làm công, làm thuê… sinh sống tại Đà Lạt và các huyện lân cận.

Chị Trần Thị Chúc Quỳnh, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết, tất cả số quà để tổ chức “Siêu thị 0 đồng” phát tặng được vận động từ các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trường học, các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Lâm Đồng, các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, gồm: 1 máy “ATM gạo”, 30 tấn gạo, 543 thùng mì gói, 50.000 quả trứng gà, 5.000 chai dầu ăn, 9.500 chai nước mắm, nước tương, 305 chai nước sát khuẩn, gần 6 tấn rau, củ quả... THANH DƯƠNG HỒNG

KHÁNH CHI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top