Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ngành công nghiệp biểu diễn: Rất cần những nguồn hỗ trợ...

Thứ Tư 06/05/2020 | 10:11 GMT+7

VHO- Năm 2020 khởi đầu bằng sự xuất hiện một chủng virus mới và nó đã nhanh chóng hủy hoại cuộc sống cũng như sinh kế của cư dân toàn cầu. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cũng không nằm ngoài “vòng xoáy tử thần” này. Tuy nhiên, có một lĩnh vực bị tác động nghiêm trọng hơn so với các ngành nghề khác, đó là ngành công nghiệp biểu diễn…

 Một tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ múa Việt Nam Ảnh: TR.HUẤN

… Bởi đây là một lĩnh vực chỉ có hiệu quả cả về chất lượng, số lượng và lợi nhuận khi bài toán kinh tế của mỗi quốc gia đã được giải quyết.

Bên bờ sụp đổ…

Trong cuộc khảo sát gần đây nhất về tác động của đại dịch Covid-19 đến các ngành nghề trên thế giới của Viện Nghiên cứu Grattan (Australia), thì ngành dịch vụ và sáng tạo nghệ thuật bị ảnh hưởng nhiều và trầm trọng nhất. Chủ trương giãn cách xã hội (social distances) đã khiến hầu hết các chương trình biểu diễn bị hủy bỏ hoặc hoãn vô thời hạn. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Hàn Quốc phải hủy hơn 2.500 chương trình biểu diễn, thiệt hại 52,3 tỉ won (42 triệu USD). Còn tại Việt Nam, theo NSND Nguyễn Quang Vinh, quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn: “Từ Tết tới giờ, các chương trình cấp phép biểu diễn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn lại có tới hơn 90% các chương trình, mặc dù đã được cấp phép, thậm chí phát hành vé cũng đều bị hủy hoặc xin lùi không thời hạn”.

Tính từ tháng 3 đến nay, thị trường biểu diễn “đóng băng” hoàn toàn. Nếu có cố tổ chức biểu diễn trong lúc này cũng không có người xem. Các chương trình biểu diễn, show ca nhạc lớn tiền tỉ, thậm chí hàng chục tỉ như chương trình “Cảm ơn tình yêu” của Đông Đô show nhân dịp Lễ tình yêu 14.2 hay “Modern Talking & Sandra”, chương trình hướng tới ngày Phụ nữ 8.3, tour lưu diễn Hồ Thiên Nga của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam… đều phải hủy và chưa biết đến bao giờ mới có thể biểu diễn bù lại được.

Covid-19 ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp biểu diễn nói chung, nhưng trực tiếp nhận hậu quả lại chính là các nghệ sĩ. Theo kết quả cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Grattan, có tới gần 40% người lao động nghệ thuật mất việc làm và ảnh hưởng lớn đến khả năng sáng tạo, gây ra những vấn đề bất bình đẳng và sự bất an dài hạn.

Tại Việt Nam, các nhà hát đều không thể và không được phép hoạt động trong thời gian Covid-19 hoành hành. Đối với các nghệ sĩ, các khoản thu nhập đều dựa vào hoạt động nghệ thuật biểu diễn, như biểu diễn ở các tụ điểm, sự kiện, quán bar, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, quảng cáo… Covid-19 đã khiến tất cả nguồn thu trên biến mất, mà mức lương cơ bản của nghệ sĩ thì quá thấp, không đủ để họ trang trải cuộc sống. Một số đơn vị nghệ thuật tự chủ như Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật đương đại... thậm chí còn không tìm ra nguồn tài chính để trả lương cơ bản cho người lao động và đã phải cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên nghỉ việc hưởng 50% lương cho đến khi dịch bệnh chấm dứt.

Cần một nguồn trợ cấp cho nghệ sĩ

Hoạt động sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ là một trong những vấn đề rất nhạy cảm. Những điều chỉnh đột ngột, sự căng thẳng và khó khăn trong cuộc sống sẽ khiến cho họ khó có thể hoạt động trong hệ sinh thái nghệ thuật. Tất nhiên, không thể phủ nhận sự hỗ trợ của các chính phủ đối với ngành biểu diễn trong thời điểm khó khăn này. Nhưng bên cạnh đó, nên chăng cần có những hoạt động quyết liệt, ngay lập tức đi cùng với chiến lược dài hơi trong việc phục hồi nghệ thuật biểu diễn sau khi nạn dịch kết thúc? Một số giải pháp có thể tính đến để hỗ trợ cho các nghệ sĩ trong giai đoạn này là Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ như UN, UNESCO,… xây dựng một quỹ chung để hỗ trợ cho cả đơn vị nghệ thuật và cá nhân nghệ sĩ. Nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để quỹ đó hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, quỹ này cần được tính toán dựa trên những đề xuất cụ thể, được báo cáo công khai và minh bạch.

Nhận thấy rõ những khó khăn của các nghệsĩcuối tháng 4 vừa qua, lãnh đạo BộVHTTDL đã có buổi gặp gỡ với lãnh đạo các nhà hát để xây dựng gải pháp trước mắt cũng như về một chiến lược lâu dài. 

  Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cần xây dựng một quỹ chung để hỗ trợ cho cả đơn vị nghệ thuật và cá nhân nghệ sĩ. Nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để quỹ đó hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, quỹ này cần được tính toán dựa trên những đề xuất cụ thể, được báo cáo công khai và minh bạch.

 TUYẾT HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top