Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ngày Chiến thắng​​​​​​​ “đặc biệt” ở Nga

Thứ Hai 11/05/2020 | 10:51 GMT+7

VHO- 75 năm qua, cứ vào ngày 9.5 nước Nga lại tổ chức ngày lễ toàn quốc – đó là “Ngày Chiến thắng” để kỷ niệm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc (1941- 1945).

Cựu chiến binh ăn mừng Ngày Chiến thắng lần thứ 75 tại nhà Ảnh: TWITTER

Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại là một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), bắt đầu vào rạng sáng ngày 22.6.1941, khi Đức Quốc xã vi phạm các hiệp ước Xô-Đức năm 1939 bằng cuộc tấn công Liên Xô.

Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại

Tại Liên Xô, ngày 9.5 được tuyên bố là Ngày Chiến thắng Đức Quốc xã, theo sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, tuyên bố vào ngày 8.5.1945. Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống lại quân xâm lược Đức Quốc xã và chiến thắng lịch sử của Hồng quân xứng đáng là một dấu ấn đáng nhớ, mà đỉnh cao là sự thất bại hoàn toàn của Đức Quốc xã.

Vào ngày 9.5.1995, để kỷ niệm 50 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva đã tổ chức một cuộc diễu hành kỷ niệm của các cựu chiến binh và nhân viên mặt trận với các đơn vị đồn trú của Moskva. Cuộc diễu hành Chiến thắng lịch sử năm 1945 đã được tái lập, với biểu ngữ chiến thắng đã được làm nổi bật. Từ năm 2005, vài ngày trước Ngày Chiến thắng, chiến dịch yêu nước “St. George” bắt đầu. Đối với hàng triệu người, không chỉ ở Nga mà cả ở nước ngoài, dải băng “St. George” là biểu tượng của ký ức, sự kết nối giữa các thế hệ và vinh quang quân sự. Ngày 9.5 cũng là một dịp để tưởng nhớ “Trung đoàn bất tử”, mọi người mang theo những bức ảnh người thân của họ đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Đại dịch không thể lấy đi “Ngày Chiến thắng”

Năm 2020, vào dịp kỷ niệm 75 năm chiến thắng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, “Ngày Chiến thắng” đã không thể thực hiện tất cả các sự kiện quần chúng theo kế hoạch vinh danh, bao gồm Diễu hành Chiến thắng và rước kiệu của “Trung đoàn bất tử”. Lần đầu tiên sau nhiều năm, các cựu chiến binh trong Ngày Chiến thắng đã không thể gặp gỡ bạn bè, cháu chắt và thậm chí là đi trên các con phố nơi mà họ đã từng bảo vệ.

Vài năm trước, cựu binh Daria Pogodaeva đã kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong bốn bức tường do sức khỏe của bà đã yếu. Vào thời chiến, bà đã đi từ Samara đến Vienna. Nhưng vào lễ kỷ niệm tháng 5 này là lần đầu tiên những người bạn tri kỷ không thể đến thăm bà. Cựu chiến sĩpháo binh Peter Segan đã trải qua toàn bộ cuộc chiến từ Kiev đến Berlin, trở thành người trẻ nhất trong cuộc họp ở sông Elba, sống sót sau cuộc chiến, đi dọc Quảng trường Đỏ trong cuộc diễu hành đầu tiên. Mỗi năm, vào ngày 9.5, ông đều về thăm họ hàng, ông đi bộ rất nhiều. Ở tuổi 94, ông là người rất yêu lối sống lành mạnh. Năm nay, ông buộc phải ăn mừng ở nhà, gọi điện cho bạn bè và đọc thơ.

Ngày Chiến thắng năm nay không giống như thường lệ. Không có cuộc diễu hành, không có những bài hát thời chiến trên thành phố, mọi người đều phải ở trong nhà. Nhưng điều này không thể lấy đi chiến thắng của họ. Ngay cả trong hoàn cảnh của bệnh dịch đang lây lan, người dân Nga vẫn nêu cao tinh thần cùng nhau giành chiến thắng trong cuộc chiến với Covid-19. Thông thường vào ngày này, buổi sáng trên đường phố trung tâm của nhiều thành phố ở Nga, các thiết bị quân sự rầm rộ được điều khiển trong cuộc diễu hành. Các cựu chiến binh mặc đồng phục nghi lễ của họ với đầy huân chương, thanh niên cầm bó hoa cẩm chướng, mọi người đều đi ra đường để chúc tụng và ăn mừng. Sau cuộc diễu hành, cuộc rước kiệu của “Trung đoàn bất tử” sẽ bắt đầu - một dòng người dài vô tận, họ là hậu duệ của những “người chiến thắng” đến với những thếhệđi trước vĩ đại của họ.

Năm nay, đường phố vắng tanh. Các cựu chiến binh đều ngồi ở trong nhà. Đám rước kiệu “Trung đoàn bất tử” được chuyển đến một không gian ảo. Các cựu chiến binh chỉ có thể nhìn ra từ cửa sổ của họ và chờ đợi những tình nguyện viên đến chúc mừng. Người dân Nga không thể hát bài ca Katyusha cùng nhau, không thể đi dạo quanh Quảng trường Đỏ và đến thăm các cựu chiến binh để chúc mừng họ. 

BÌNH PHƯƠNG 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top