Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nghệ nhân áo dài Lan Hương: Áo dài cách tân không phải trang phục truyền thống

Thứ Hai 11/05/2020 | 11:04 GMT+7

VHO- “Không cần phải cách tân thì tà áo dài đã rất đẹp, rất duyên dáng. Tôi đi nhiều nước, nhưng thấy chỉ ở Việt Nam mới đem trang phục truyền thống ra để cách tân, trong khi các nước khác rất chú trọng gìn giữ những gì thuộc về truyền thống, bản sắc”, nghệ nhân áo dài Lan Hương nói.

 Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà ký vào cặp áo dài “Áo dài của chúng ta” do nghệ nhân áo dài Lan Hương thiết kế phát động thu thập 1 triệu chữ ký đề nghị công nhận áo dài là Di sản quốc gia

 Thưa nghệ nhân Lan Hương, cảm xúc của bà như thế nào khi biết tin áo dài Việt Nam đang được lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

- Nghệ nhân Lan Hương: Khi biết Bộ VHTTDL đã giao các đơn vị có trách nhiệm phối hợp triển khai lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, tôi và các nhà thiết kế áo dài đã vô cùng hạnh phúc. Đây sẽ là một dấu mốc vô cùng quan trọng để khẳng định vị thế, thương hiệu áo dài Việt Nam trong đời sống của người Việt và trên trường quốc tế. Hàng chục năm qua, tôi và nhiều nhà thiết kế áo dài như chị Ngân An, chị Minh Hạnh... đã luôn nỗ lực, tâm huyết với việc khôi phục hình ảnh chiếc áo dài trong đời sống. Câu chuyện tôn vinh tà áo dài Việt Nam đã luôn được các nhà thiết kế áo dài của Việt Nam luôn trăn trở và đó cũng là lý do họ nghiên cứu, sáng tạo nên những mẫu hoa văn, những chất liệu ngày càng tinh xảo, nâng tầm cho tà áo dài trở thành những tác phẩm nghệ thuật. Có nhiều cơ hội để đưa áo dài đi giới thiệu ở nhiều chương trình, triển lãm nhiều quốc gia trên thế giới, tôi thấy trang phục áo dài Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm và ngưỡng mộ của nhiều người nước ngoài. Đặc biệt là phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều bị cuốn hút bởi tà áo dài Việt Nam, không ít người đã lựa trang phục này để đi dự tiệc hay tham dự một chương trình mang tính ngoại giao.

Thưa bà, áo dài cách tân có thể được coi là sự sáng tạo và phát triển trang phục áo dài truyền thống hay không?

- Trong nhịp sống ngày càng gấp gáp và vai trò ngày càng năng động của người phụ nữ thì tà áo dài cũng đã có nhiều thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây, cách tân áo dài chỉ là cắt tà áo dài ngắn đi một chút để thuận tiện trong sinh hoạt thì giờ đây có vô vàn kiểu cách tân với áo dài: Nào là mặc áo dài với quần jean, quần bó, quần ống ngắn và gần đây là với chân váy. Ngày càng xuất hiện những mẫu áo dài cách tân vô lối, từ xẻ ngực, xẻ eo đến dát vàng, đính kim cương… Thậm chí có những biến tấu quá đà như xẻ ngực lộ liễu, sử dụng vải quá mỏng phơi bày da thịt làm mất đi sự tinh tế và giá trị thực sự của áo dài. Tôi cho rằng, những cách tân kiểu này là “thảm họa áo dài”. Đáng lo ngại là một số nhà thiết kế do không am hiểu đã tự biến tấu tà áo dài khiến nó mang nhiều nét na ná trang phục của các dân tộc khác. Và dĩ nhiên, áo dài cách tân không thể là áo dài truyền thống và không thể được nằm trong cụm từ “Áo dài, di sản văn hoá Việt Nam” được.

Ảnh tư liệu Các mẫu thiết kế áo dài của nghệ nhân Lan Hương tại sự kiện “Xuân Canh Tý: Áo dài và hoa”

Là một nghệ nhân tâm huyết với tà áo dài truyền thống, bà có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi nhìn những chiếc áo dài cách tân mang tính “thảm họa” này?

- Khi chứng kiến những mẫu áo dài bị cách tân quá lố, tôi tin là sẽ có rất nhiều nhà thiết kế áo dài, đồng nghiệp của tôi đều có chung sự bức xúc, thậm chí cả buồn tủi. Khi mà chúng tôi, những nhà thiết kế tâm huyết tích cực đi quảng bá, để thế giới đón nhận hình ảnh chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam thì ở trong nước nhiều bạn trẻ lại đua nhau cách tân nó, tạo nên những cơn bão quét qua, cuốn phăng đi những thành quả mà các nhà thiết kế áo dài đã tiếp nối nhiều thế hệ vun đắp. Dù chưa có một quy chuẩn nào cho áo dài truyền thống và cũng không ai có quyền cấm mọi người sáng tạo, ăn mặc theo sở thích, nhưng đừng biến một thứ gắn với quốc hồn, quốc túy trở thành một thứ kệch cỡm.

 Vậy theo bà làm thế nào để áo dài có sức lan toả lâu dài và đi vào đời sống hơn nữa?

- Ở thời điểm này, chúng ta đang tích cực vận động để đưa áo dài Việt thành di sản văn hóa, trở thành một thương hiệu văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Dưới sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL, nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh Áo dài đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng trong tuần lễ diễn ra Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 với tên gọi Ngày Áo dài Việt Nam, nhiều tầng lớp phụ nữ ở mọi lứa tuổi đã tổ chức mặc áo dài. Niềm tự hào về áo dài của dân tộc đã đi sâu vào đời sống của người Việt khi mà những dịp trọng đại như cưới hỏi, lễ tết… người phụ nữ luôn lựa chọn áo dài. Tôi tin rằng khi áo dài được lập hồ sơ đề nghị là di sản văn hoá quốc gia thì sức lan toả của áo dài sẽ ngày càng mạnh mẽ. Để áo dài được thế giới thừa nhận là di sản văn hoá phi vật thể thì bản thân đội ngũ các nhà thiết kế, đặc biệt là các nhà thiết kế trẻ nên thể hiện sự trân trọng và gìn giữ hồn cốt của văn hoá Việt. 

 Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomal­lei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị… lãng quên.

(PGS.TS ĐỖ DUY CƯỜNG, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới)

 HIỀN LƯƠNG (thực hiện)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top