Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Vẫn nhầm lẫn "tai hại” nghề điều dưỡng là y tá

Thứ Tư 13/05/2020 | 11:30 GMT+7

VHO- Hiện nay trong danh mục nghề nghiệp, ngành Y tế Việt Nam không còn nghề Y tá, nhưng do thói quen và chưa cập nhật các văn bản của Nhà nước, nhiều người vẫn gọi nhầm người chăm sóc bệnh nhân là y tá thay vì điều dưỡng.

 Điều dưỡng Phùng Thị Liên Tỉnh (người cúi) chăm sóc bé mắc Covid-19 nhỏ tuổi nhất Ảnh: TƯ LIỆU

 Những ngày cuối tháng 2.2020, Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà (xã Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) là một trong những tâm điểm để điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Điều dưỡng viên Trịnh Xuân Đồng (37 tuổi, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên) được điều động xuống đây để hỗ trợ điều trị chăm sóc các bệnh nhân. Hằng ngày, ngoài việc đi buồng bệnh và làm các công việc thăm khám, anh còn hỏi han và nắm bắt thêm về tâm tư, nguyện vọng để giúp họ yên tâm điều trị. Đồng cho biết, công việc của anh khi làm ở Khoa Cấp cứu vất vả hơn vì thường xuyên phải tiếp xúc với các bệnh nhân chấn thương rất nặng, thậm chí tiếp xúc với máu của bệnh nhân nhiễm HIV. “Chăm sóc cho những bệnh nhân nhiễm nCoV thật ra đỡ lo lắng hơn vì bệnh nhân chỉ có một bệnh và biết phòng trừ từ trước”, Đồng chia sẻ.

Trong số những người mắc Covid-19, có bệnh nhân nhỏ nhất mới 3 tháng tuổi và được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương chăm sóc. Điều dưỡng Phùng Thị Liên Tỉnh (39 tuổi) là một trong bốn y, bác sĩ được giao nhiệm vụ chăm sóc bé. Chị Tỉnh quan sát tình trạng của bé và những thông số đo sức khỏe trên các thiết bị theo dõi, hướng dẫn mẹ bé cách vệ sinh và sử dụng phương tiện phòng hộ, cách cho trẻ bú đúng và bảo vệ nguồn sữa cũng như động viên tinh thần cho mẹ. Dù 15 năm trong nghề, chị Tỉnh đã chăm sóc nhiều bệnh nhi còn nặng hơn nhưng trường hợp này thật đặc biệt, bé còn quá nhỏ lại mắc loại bệnh nguy hiểm nên ai cũng lo lắng. Ngày bé được xuất viện, chị tự tay sửa soạn quần áo, đồ đạc, dặn dò mẹ bé cách chăm sóc, theo dõi tại nhà để tránh lây nhiễm. “Mỗi người, mỗi công việc đều có giá trị riêng. Giá trị nghề điều dưỡng là theo sát, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh bằng tất cả tâm huyết của mình”, nữ điều dưỡng chia sẻ.

Những người như chị Tỉnh, anh Đồng vẫn hay bị gọi nhầm là “y tá”. Theo ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, điều dưỡng viên là lực lượng cung cấp dịch vụ y tế nhiều nhất, trực tiếp nhất và thường xuyên nhất cho người bệnh. Điều này được chứng minh ngay trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, điều dưỡng viên là những người luôn ở tuyến đầu, vừa phối hợp với bác sĩ điều trị, vừa theo dõi chăm sóc, vừa tư vấn và trấn an tâm lý cho người bệnh. Sự nhầm lẫn này còn xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và sách giáo khoa. Vừa qua, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã có công văn gửi các Bộ, Ban, ngành, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đề nghị sử dụng chính xác tên nghề Điều dưỡng theo quy định của Nhà nước.

Ông Phạm Đức Mục cho biết, năm 1997, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 4508/CCHC đổi tên Hội Y tá – Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng Việt Nam để phù hợp với trình độ đào tạo, chức năng nghề nghiệp và phạm vi hoạt động chuyên môn. Năm 2005, Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 41/2005/ QĐ-BNV ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Điều dưỡng thay thế ngạch Y tá. Luật Khám, chữa bệnh số 40/2009/ QH12 quy định danh mục người hành nghề khám bệnh chữa bệnh bao gồm chức danh Điều dưỡng. Việc sử dụng sai tên chức danh nghề Điều dưỡng lâu nay đã trở thành mối quan tâm của Hội Điều dưỡng Việt Nam và hàng trăm ngàn điều dưỡng viên cả nước, dẫn đến sự mơ hồ của người dân về chức năng và hình ảnh nghề nghiệp cũng như sự đóng góp to lớn của điều dưỡng viên vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam chia sẻ.

Trước đây, để hành nghề y tá, người học chỉ cần qua đào tạo từ 9-18 tháng, công việc chủ yếu là giúp việc hoặc làm theo chỉ đạo của y, bác sĩ. Tuy nhiên, hiện nay điều dưỡng phải được đào tạo chuyên sâu từ 2-4 năm ở trình độ cao đẳng, đại học. Hiện lực lượng này chiếm 2/3 số lượng nhân viên y tế trên cả nước và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống Y tế. 

LÊ DUY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top