Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bộ sưu tập Áo dài di sản Việt quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Thứ Hai 25/05/2020 | 16:15 GMT+7

VHO- Tiếp nối các chương trình hưởng ứng cuộc vận động thiết kế “Tự hào Áo dài Việt” do Bộ VHTTDL, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và CLB Áo dài Việt Nam phối hợp tổ chức trong thời gian qua, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam, Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam vừa ra mắt bộ sưu tập Áo dài Di sản Việt, với những hình ảnh di sản văn hóa Việt được đưa lên những tà áo dài truyền thống tinh tế, mang nhiều thông điệp.

Trưng bày các thiết kế áo dài di sản Việt 

. P.V: Áo dài Di sản Việt có thể xem là một sưu tập độc đáo, hưởng ứng cuộc vận động thiết kế Tự hào Áo dài Việt được triển khai rầm rộ trong thời gian qua. Xin Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam chia sẻ về những hình ảnh,  thông điệp được gửi gắm ở bộ sưu tập này?

- NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam: Bản thân tôi với tư cách là Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam đã nỗ lực thực hiện bộ sưu tập để hưởng ứng chuỗi hoạt động tôn vinh áo dài Việt Nam mà Bộ VHTTDL, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và CLB Áo dài Việt Nam đã  phối hợp thực hiện trong suốt thời gian qua.

Theo đó, trung tuần tháng 5.2020, CLB Áo dài Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tiếp tục phối hợp tổ chức một chương trình hội thảo về áo dài. Trong khuôn khổ đó, chúng tôi tổ chức trưng bày  các thiết kế áo dài di sản Việt. Có thể nói bộ sưu tập là một câu chuyện đẹp, sinh động, ý nghĩa, vừa tôn vinh nét đẹp của những tà áo dài Việt, vừa quảng bá và giới thiệu hình ảnh đất nước, văn hoá, con người Việt Nam với quốc tế bạn bè quốc tế.

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam và các NTK tham gia chương trình

Nhiều người hỏi tôi ý tưởng về bộ sưu tập này được nuôi dưỡng từ đâu. Rất đơn giản thôi, đó là tình yêu dành cho di sản văn hóa của dân tộc. Mỗi hình ảnh, thiết kế đều lấy ý tưởng  từ vẻ đẹp của các di sản văn hoá Việt Nam. Hình ảnh 19 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận gồm có 2 di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; 5 di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ.

Bên cạnh đó là 8 mẫu thiết kế áo dài đặc biệt lấy ý tưởng từ  hình ảnh 8 di sản văn hóa phi vật thể  đại diện của nhân loại: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ,  Nhã nhạc  cung đình Huế, Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc,  Hát Xoan ở Phú Thọ và  Đờn ca tài tử Nam Bộ.

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam chia sẻ kinh nghiệm cho các NTK

Hình ảnh 3 di sản Tư liệu gồm Bia đá các khoa thi tiến sĩ Triều Lê - Mạc ở Văn Miếu, Mộc bản triều Nguyễn, Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm Chùa Vĩnh Nghiêm cùng hình ảnh di sản địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cũng được khai thác và đưa lên hình ảnh áo dài, đầy quyến rũ.

Ngoài ra, như tôi đã từng chia sẻ, bên cạnh các mẫu thiết kế áo dài có ý tưởng từ các di sản được UNESCO công nhận, bộ sưu tập cũng dành đất cho những mẫu thiết kế độc đáo, tôn vinh các di sản tiêu biểu của một số địa phương trong cả nước.

Tôi nghĩ rằng, với mục đích tôn vinh, quảng bá áo dài là di sản của người Việt thì bộ sưu tập “Áo dài Di sản Việt” đã phần nào thực hiện được sứ mệnh đó.

.Ngoài mục đích tôn vinh nét tinh tế của áo dài Việt Nam gắn với hình ảnh di sản, các mẫu thiết kế đã được tính đến yếu tố ứng dụng vào đời sống như thế nào?

- Các mẫu thiết kế áo dài di sản này không chỉ nhằm mục đích duy nhất là giới thiệu, tôn vinh, quảng bá hình ảnh áo dài cùng với các di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam mà đều được thiết kế với tiêu chí ứng dụng vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu mặc đẹp của người phụ nữ Việt Nam, xuất hiện trong các sinh hoạt đời thường như tham dự hội nghị, đám cưới, dự tiệc, gặp mặt bạn bè...

Các mẫu thiết kế trong sưu tập Áo dài di sản Việt

Bên cạnh đó, nhiều người cũng có nhu cầu được mặc trên mình những trang phục truyền thống có hình ảnh di sản của quê hương, qua đó họ có thể gọi tên, quảng bá hình ảnh đất nước  mình, quê hương mình. Mỗi thiết kế áo dài di sản đều chứa đựng những thông điệp đó, để áo dài Việt sẽ có  những bước tiến xa hơn trên hành trình tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

. Được biết cùng với  việc ra mắt bộ sưu tập Áo dài Di sản Việt, CLB Áo dài Việt Nam mà trực tiếp là Chủ tịch CLB đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các nghệ nhân, thợ may áo dài từ các tỉnh, thành vừa có cơ hội cho ra đời những sản phẩm giá trị, vừa thêm kỹ năng vượt qua khó khăn sau mùa dịch Covid-19?

- Tham dự buổi hội thảo ở cả hai miền Nam- Bắc có hàng trăm chị em phụ nữ ở khắp các tỉnh thành quy tụ. Chúng tôi cùng có chung một tình yêu đối với di sản áo dài Việt. Bởi vậy, đây chính là sân chơi, là hoạt động nghề nghiệp hữu ích, thiết thực để tất cả cùng lắng nghe, chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm để có thể thiết kế những bộ áo dài vừa gắn với bản sắc văn hóa Việt Nam, quảng bá hình ảnh văn hóa đất nước;  vừa đem đến cơ hội để các nghệ nhân, nhà thiết kế, thợ may được trang bị những kỹ năng cần thiết để vượt qua những khó khăn sau dịch Covid-19.

Các mẫu thiết kế trong sưu tập Áo dài di sản Việt

Cũng trong chương trình, tôi đã chia sẻ với mọi người bí quyết thành công, góp phần đưa hình ảnh áo dài đi khắp các chương trình quảng bá trong nước và quốc tế. Có được thành công đó chính là trái ngọt tích lũy sau 30 năm trong nghề mà ở mỗi bước đi, tôi đã dần hiểu được rằng mỗi thương hiệu được tạo dựng không chỉ đến từ những tâm huyết, sáng tạo đơn thuần mà còn là sự chia sẻ, chăm sóc khách hàng, là tình yêu và mong mỏi lan tỏa những giá trị đẹp của di sản văn hóa dân tộc.

. Xin anh chia sẻ cụ thể hơn về việc hỗ  trợ kỹ năng cho các nhà thiết kế áo dài vượt qua khó khăn sau mùa dịch Covid-19?

- Với tâm niệm luôn gieo hạt để nảy mầm, đưa đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, thật vui mừng là những  bài học được chia sẻ tại chương trình đã được các học viên tham dự hội thảo đón nhận tích cực. Những phương pháp kinh doanh 4.0 qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube, Google... mà thương hiệu Đỗ Trịnh Hoài Nam  thực hiện trong nhiều năm qua, giờ đây đã trở thành kỹ năng quan trọng, hỗ trợ cho các nhà thiết kế sau những tác động nặng nề của mùa dịch Covid- 19.

Các mẫu thiết kế trong sưu tập Áo dài di sản Việt

Nhiều người trước đây nghĩ rằng kinh doanh là phải có cửa hàng mặt đường, xây dựng thương hiệu lớn nhưng chúng ta có thể thấy rõ rằng khi dịch Covid- 19 ập đến thì cả thế giới đã thay đổi, cách kinh doanh 4.0 lên ngôi. Với trải nghiệm hình thức kinh doanh 4.0, tôi đã truyền đạt thông điệp phải thay đổi tư duy trong sáng tạo. Chúng ta yêu di sản áo dài Việt thì hãy cùng nhau lan tỏa tình yêu đó, càng rộng dài thì sẽ càng bền vững.

. Xin cảm ơn anh!

PHƯƠNG ANH (thực hiện)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top