Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Luật Thư viện chính thức có hiệu lực: Dấu mốc quan trọng chấn hưng văn hóa đọc

Thứ Sáu 03/07/2020 | 10:18 GMT+7

VHO- Từ ngày 1.7, Luật Thư viện được Quốc hội thông qua đã chính thức có hiệu lực thi hành. Về cơ bản, Luật đã nêu được những vấn đề cốt lõi của hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; công tác quản lý nhà nước…

 Luật Thư viện có hiệu lực được xem là cuộc cách mạng trong phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam

Buộc các thư viện nâng cao năng lực phục vụ

Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm xây dựng, có thể nói, việc soạn thảo, trình Quốc hội thông qua Luật Thư viện là cả một quá trình bền bỉ của những người làm thư viện. Bắt đầu từ năm 2009, tổ soạn thảo Luật Thư viện đã được thành lập nhằm xây dựng Luật trên cơ sở cân nhắc, kế thừa các quy định của pháp luật, Pháp lệnh Thư viện. Tuy nhiên vì nhiều yếu tố khách quan, phải đến năm 2016, quá trình xây dựng Luật mới được “tái khởi động” sau thời gian dài trì hoãn. Tại các cuộc họp, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã nhiều lần chỉ đạo Vụ Thư viện cùng các đơn vị liên quan phải tập trung xây dựng Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Với những nỗ lực không biết mệt mỏi, chiều 21.11.2019, Luật Thư viện đã chính thức được Quốc hội thông qua với 91.51% ý kiến tán thành. Đây được cho là dấu mốc hết sức quan trọng với sự nghiệp phát triển thư viện và văn hóa đọc tại Việt Nam. Khi chính thức được thông qua, Luật Thư viện đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thư viện, tháo gỡ nhiều vướng mắc toàn ngành, các hoạt động thư viện đang gặp phải.

Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL), thời gian qua, dù rất nỗ lực trong các hoạt động cũng như đạt nhiều thành tựu nhưng phải nhìn nhận trước khi Luật Thư viện ra đời và có hiệu lực, ngành Thư viện gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, nhận thức của xã hội vềvai trò của văn hóa đọc vàthư viện còn hạn chế. Người dân chưa thực sựquan tâm đến việc đọc. Hoạt động thư viện nhìn chung còn gặp khó khăn vềkinh phí hoạt động. Vì vậy, đãcó 2 thư viện cấp tỉnh bịsáp nhập với bảo tàng. Nhiều thư viện trong tình trạng xuống cấp về trụ sở, trang thiết bị lạc hậu. Kinh phí đầu tư cho thư viện chưa đáp ứng với yêu cầu. Hơn 30% thư viện cấp huyện không được cấp kinh phíđểbổsung tài liệu. Năng lực phục vụ các thư viện nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu của bạn đọc vàyêu cầu phát triển của ngành. So với các nước trong khu vực, hoạt động thư viện ởViệt Nam vẫn còn có khoảng cách khá xa về trình độ phát triển. Nguy cơ tụt hậu đang tiềm ẩn.

Cũng theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, trước tình hình đó, Luật Thư viện được áp dụng sẽ giải quyết nhiều khó khăn. Theo đó, Luật đãquy định chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện, bao gồm chính sách đầu tư, hỗtrợvàđẩy mạnh xã hội hóa. Đồng thời, Luật đãnêu cụthểvềthành lập vàhoạt động thư viện. Nhờvậy, các thư viện sẽbuộc phải nâng cao năng lực đểthực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa mình, tích cực góp phần phát triển văn hóa đọc và tạo lập môi trường học tập suốt đời cho nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí; phát triển con người Việt Nam toàn diện.

Để làm được điều này, Luật Thư viện khi thi hành có quy định rõ vềchức năng, nhiệm vụchung vànhiệm vụcụthểcủa từng loại thư viện phải chútrọng đến bạn đọc, đối tượng sử dụng thư viện. Việc bảo đảm quyền tiếp cận và sửdụng thư viện của tổ chức, cá nhân đãđược xác định lànguyên tắc số1 trong các nguyên tắc của hoạt động thư viện. Đặc biệt với những người khiếm thị, Luật đãquy định trong Khoản 3 Điều 44: Người khiếm thị, người khiếm thính có quyền sử dụng tài nguyên thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều này và được tạo điều kiện sử dụng tài liệu in chữ nổi Braille, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu ngôn ngữ ký hiệu hoặc tài liệu đặc biệt khác.

Luật Thư viện cũng xác định phải tạo lập môi trường thân thiện, bình đẳng, bảo đảm quyền tiếp cận và sửdụng thư viện của tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, các thư viện phải thường xuyên đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm thông tin, dịch vụ thư viện trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. Song song với đó, việc tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan cũng đã được đề cập đến… “Vìvậy, nếu các thư viện thực hiện nghiêm túc, chuyên nghiệp vàhiệu quảđúng với những gì Luật Thư viện đề ra, hoạt động sẽtừng bước được nâng lên. Các Điều, khoản của Luật Thư viện đãđảm bảo cho mọi người, nhất lànhững người khuyết tật được phục vụ và đáp ứng các nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí”, bà Ngà khẳng định.

Sẽ tc động mnh đến việc hiện đi ha thư viện

Trao đổi với phóng viên Văn Hóa về tầm quan trọng của Luật Thư viện khi áp dụng vào thực tế, ThS Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam cho rằng, Luật Thư viện là văn bản pháp lý cao nhất của ngành Thư viện Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Luật Thư viện được ra đời và có hiệu lực sẽ thúc đẩy sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc ở nước ta lên một tầm cao mới. Có thể ví, Luật Thư viện như tấm “hộ chiếu” để ngành Thư viện Việt Nam không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước mà còn hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những điểm mới, những giá trị cốt lõi của Luật Thư viện sẽ thúc đẩy xã hội hóa sự nghiệp thư viện Việt Nam, tạo điều kiện cho các tổ chức trong nước, nước ngoài tham gia vào công cuộc phát triển thư viện. Từ đó, phát triển văn hóa đọc tại nước ta bước sang trang mới. Hoạt động thư viện sẽ hấp dẫn bạn đọc hơn, thu hút bạn đọc tìm đến thư viện trong bối cảnh văn hóa nghe nhìn đang lấn át văn hóa đọc truyền thống.

ThS Nguyễn Hữu Giới cũng cho biết thêm, nhân tố đột phá của Luật Thư viện Việt Nam là đáp ứng được những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: “Luật sẽ tác động rất mạnh đến việc hiện đại hóa thư viện ở nước ta. Đó là xây dựng thư viện số, thư viện điện tử, thư viện ảo, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Theo cách đọc truyền thống, bạn đọc thường phải đến thư viện để tìm sách, báo, nghiên cứu tài liệu. Khi hiện đại hóa thư viện theo Luật yêu cầu, người sửdụng thư viện có thể chỉ cần ngồi một chỗ, click chuột cũng có thể xem được nhiều tài liệu. Như vậy, nguyên lý cơ bản trong phục vụ bạn đọc có sự thay đổi. Cụ thể trước đây, người đọc di chuyển, tri thức đứng yên thì nay đã ngược lại. Ứng dụng được công nghệ thông tin, “dòng chảy” tri thức, thông tin của các thư viện đều có thể đến với bạn đọc ở bất cứ đâu”.

Không chỉ bạn đọc thông thường, ngay cả những người khuyết tật cũng được Luật Thư viện bảo đảm quyền lợi chính đáng. Bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam tâm sự: “Là những người khiếm thị, chúng tôi rất phấn khởi khi Luật Thư viện chính thức có hiệu lực. Luật đã có quy định thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước dành cho những đối tượng đặc biệt. Trong đó, những người sửdụng thư viện là người khuyết tật mà không thể tới thư viện được tạo điều kiện sửdụng tài nguyên, thông tin tại nhà thông qua dịch vụ thư viện lưu động, bưu chính, không gian mạng khi có yêu cầu phù hợp với hoạt động của thư viện. Tôi hy vọng những quy định hết sức nhân văn này sẽ được thực thi hiệu quả trên thực tế, góp phần tạo điều kiện cho những người khiếm thị và đối tượng đặc biệt khác được đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, yếu tố quan trọng để nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục, việc làm, hòa nhập với xã hội…

Trên cương vị của người công tác trong lĩnh vực giáo dục, bà Nguyễn Thanh Nga, Trưởng phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: “Chúng tôi thật sự vui mừng khi Luật Thư viện chính thức có hiệu lực. Luật đã quy định đầy đủ, chi tiết các nội dung, thể hiện sự quan tâm đến quyền và lợi ích của tất cả các đối tượng để mọi người dân Việt Nam nhận thức được ý nghĩa của việc đọc sách. Luật ra đời là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới và phát triển của một đất nước văn hóa, một đất nước hiện đại. Đây là điều kiện rất tốt tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và phát triển văn hóa đọc tại các nhà trường, liên thông giữa các thư viện, lan toả phong trào đọc sách tới gia đình, cộng đồng. Luật chắc chắn sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tốt đẹp”.

Với những hiệu quả trên, bà Vũ Dương Thúy Ngà bày tỏ tin tưởng, Luật Thư viện khi cóhiệu lực sẽtạo động lực cho thư viện vàvăn hóa đọc ởViệt Nam phát triển. Nhờđó, người dân Việt Nam từng bước cóthêm điều kiện vàmôi trường tốt hơn thực hiện việc học tập suốt đời. Tuy nhiên, để Luật đi vào thực chất, bà Ngà cũng nêu rõ, mọi đối tượng từcác cấp lãnh đạo, quản lýthư viện, nhân viên thư viện, người sử dụng thư viện phải cóhiểu biết vàthực hiện nghiêm túc những quy định của Luật. Công tác phổbiến vàtriển khai thực hiện Luật Thư viện, các văn bản hướng dẫn như Nghịđịnh, Thông tư vàcác văn bản quy định liên quan cần được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả. Nhiều Bộ, ngành vàđịa phương cũng phải xây dựng kế hoạch cụ thể để cùng đẩy mạnh, đưa Luật vào cuộc sống. 

 Luật Thư viện là văn bản pháp lý cao nhất của ngành Thư viện Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Luật Thư viện được ra đời và có hiệu lực sẽ thúc đẩy sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc ở nước ta lên một tầm cao mới. Có thể ví, Luật Thư viện như tấm “hộ chiếu” để ngành Thư viện Việt Nam không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước mà còn hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

(ThS NGUYỄN HỮU GIỚI, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam)

 

Tăng cường hoạt động phục vụ người cao tuổi

Đó là chỉ đạo của Bộ VHTTDL tại văn bản số 2425/BVHTTDL – TV gửi Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở VHTTTTDL về việc tăng cường hoạt động phục vụ người cao tuổi trong các thư viện công cộng.

Theo đó, nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Người cao tuổi và một số quy định của Luật Thư viện đối với người cao tuổi, Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL, Sở VHTTTTDL, Sở VHTT các thành phố chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng các cấp tăng cường và nâng cao chất lượng công tác phục vụ người cao tuổi, cụ thể:

Tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách chăm sóc đối với người cao tuổi, phát huy vai tròngười cao tuổi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và các quy định hiện hành.

Ngoài ra, tiếp tục kiện toàn, củng cố và hiện đại hóa hệ thống thư viện cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi tiếp cận, sửdụng và khai thác tài nguyên thông tin thư viện phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập và giải trí. Tùy vào điều kiện thực tế, các thư viện triển khai: Bổ sung, tổ chức tài nguyên thông tin, xây dựng các bộ sưu tập, sản phẩm chuyên đề hướng đến người cao tuổi; Bố trí không gian, phòng đọc, tiện ích thư viện phù hợp với người cao tuổi; Miễn hoặc giảm phí làm thẻbạn đọc, giá dịch vụ thư viện cho người cao tuổi.

Bên cạnh đó, đa dạng hóa phương thức phục vụ đáp ứng nhu cầu sửdụng của người cao tuổi; phối hợp, hướng dẫn để người cao tuổi tham gia quản lý và vận hành các phòng đọc, tủ sách cơ sở, tổ chức thư viện cộng đồng phục vụ người dân trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế chính sách hỗ trợ (hướng dẫn nghiệp vụ thư viện, tổ chức, quản lý thư viện; luân chuyển và tặng tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện…) cho các thư viện do người cao tuổi thành lập, quản lý trên địa bàn. P.V

 ĐÌNH TOÁN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top