Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bảo tồn và nâng cao giá trị của trầm hương Việt

Thứ Năm 02/07/2020 | 14:42 GMT+7

VHO- “Tôi muốn khôi phục, đưa văn hóa trầm hương về đúng giá trị linh thiêng của nó và đến gần hơn với mọi người”, anh Bảo Đôn Hậu,  một người tiếp xúc trầm hương lâu năm chia sẻ. Và chúng tôi đọc được tình yêu sâu sắc của anh với trầm hương qua những lần tiếp xúc với anh.

Trên thế giới ít có nơi nào sánh được với giá trị và văn hóa của trầm hương Việt Nam. Người Việt mỗi ngày đều gắn bó với trầm hương, trầm cũng vì thế mà trở nên thiêng liêng, gắn kết trong các nghi thức của nhiều người như thờ cúng, khai trương…

Đối với các khu vực khác trên thế giới như vùng Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… trầm được dùng vào nhiều việc như tạo nên hương liệu quý giá và còn dùng để làm thuốc chữa bệnh. Ở Việt Nam, những công dụng này cũng ngày càng được phát huy và ứng dụng trong đời sống.

Trầm hương chất lượng khá cao

"Tôi yêu trầm và có nhiều năm gắn bó với công việc kinh doanh trầm hương nên mang nhiều trăn trở, làm sao để bảo tồn những giá trị của trầm và giữ cho trầm sống mãi chứ không thể mai một...", anh Bảo Đôn Hậu chia sẻ.

Thực trạng hiện nay, trầm hương đang rơi vào mé vực của sự tuyệt chủng. Đó là do nhu cầu về trầm hương tăng, nhiều vùng rừng có trầm bị phá hủy. Bảo tồn và phát huy được trầm là trăn trở của nhiều người.

Từ xưa, ông cha ta mỗi năm chỉ vào rừng khai thác trầm hương, kỳ nam một lần vào đầu mùa xuân vì sau mùa mưa có thể có những cây chứa trầm gãy đổ và chỉ lấy những loại trầm đã chết rũ hoặc đã rất già. Chính điều này mà rừng Việt Nam ngày xưa chưa bao giờ thiếu trầm hương, kỳ nam.

Anh Bảo Đôn Hậu, chủ thương hiệu trầm hương Phúc Nguyên

Vào các thế kỷ 16, 17, 18, 19 thì trầm hương, kỳ nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu của Việt Nam. Trầm hương Việt Nam được xuất bán cho các nước Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Trung Đông, là nguồn thu quan trọng góp phần việc mở mang đất nước thời bấy giờ.

Nhưng do nạn khai thác quá nhiều và kiểu khai thác tận diệt trầm non già gì cũng khai thác từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước đã làm cạn kiệt nguồn trầm hương.

Để phục hồi những rừng có trầm thiên nhiên, chúng ta phải có cho “rừng được nghỉ” bằng các biện pháp cứng rắn thông qua các điều luật. Việc khai thác trầm rừng cần kiểm tra chặt chẽ hơn, chỉ khai thác những cây có trầm đã chết rũ và được khai thác một cách hợp pháp.

Cây dó bầu trong rừng tái sinh

Đồng thời, phát triển các rừng trồng dó bầu ở những vùng có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với việc tạo trầm. Một số sản phẩm trầm có thể sử dụng trầm trồng nhưng vẫn bảo đảm đủ chất lượng như: vòng chuỗi trầm trang sức, các loại trầm miếng dùng để xông đốt trong nước cũng như xuất khẩu qua các nước Trung Đông, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Ấn Độ… 

Tuy nhiên, việc phát triển phải theo hướng bền vững. Trồng dó bầu đủ năm mới cấy tạo trầm bằng các phương pháp an toàn như: dùng vi sinh thay vì dùng hóa chất, tránh việc dùng quá nhiều hóa chất trong việc tạo trầm như cách tạo trầm Sánh quét.

Việt Nam được ví là quốc gia cái nôi của trầm hương và thu hút nhiều khách quốc tế ghé để thăm quan và học hỏi kinh nghiệm. Nhưng với người dân Việt Nam, tỷ lệ người dùng và biết trầm rất ít.

Cây dó bầu được trồng để cấy trầm bằng phương pháp khoan tạo vết thương

Việt Nam có trầm hương chất lượng hàng đầu thế giới nhưng kiến thức về trầm hương của đa số người Việt còn hạn chế, thậm chí chưa biết trầm hương là gì. Từ trăn trở này, tôi luôn tìm cách phổ biến kiến thức trầm hương bằng mọi phương tiện mà tôi có thể: qua mạng xã hội, qua website… Ngoài ra, nơi này (cửa hàng trầm hương của anh Hậu - PV) cũng sẵn lòng chia sẻ và tư vấn những điều khách hàng hoặc người yêu trầm muốn biết thêm về thú chơi tao nhã này.

“Thời gian tới, tôi dự định tổ chức những buổi Hương Đạo để nhiều người yêu trầm hiểu hơn về trầm, chia sẻ được những kiến thức về trầm một cách rộng rãi hơn”, chủ trầm hương Phúc Nguyên chia sẻ.

Để độc giả hiểu rõ hơn về trầm, anh Bảo Đôn Hậu đã dành hẳn một chuyên mục kiến thức trầm hương trên website: https://tramhuongphucnguyen.com.

YẾN ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top