Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Lời tri ân tại Di tích Quốc gia Côn Đảo

Thứ Sáu 17/07/2020 | 23:28 GMT+7

VHO- Ngày 17.7.2020  tại Di tích Quốc gia Côn Đảo, trưng bày chuyên đề  Lời tri ân và những kỷ vật của tù nhân Côn Đảo đã khai mạc và đem đến cho công chúng thật nhiều cảm xúc. Trưng bày là sự kiện ý nghĩa do BQL Di tích Nhà tù Hỏa Lò phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo tổ chức nhân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh, liệt sĩ  (27.7.1947 – 27.7.2020).

Ông Đặng Văn Biểu, Phó trưởng BQL Di tích Nhà tù Hỏa Lò phát biểu khai mạc trưng bày, xúc động: câu chuyện về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam được viết nên bởi thanh xuân, hạnh phúc riêng tư, máu và nước mắt của biết bao thế hệ. Vì sự trường tồn của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, những người con ưu tú của đất mẹ Việt Nam, trong đó có những người tuổi vừa mười chín, đôi mươi  đã lên đường chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bị sa vào nơi tù ngục, bị kiềm tỏa trong vòng vây của quân thù, người chiến sĩ vẫn kiên tâm, bền chí trước những trận đòn tra tấn thấu xương, hay khi cận kề cái chết. Nhiều tấm gương kiên trung trong ngục tù thực dân đế quốc đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Những địa ngục trần gian này chính là nơi để lại một phần thân thể của các chiến sĩ yêu nước cách mạng, nơi ngã xuống của những người con ưu tú vẫn vẹn nguyên lời thề quyết tử vì Tổ quốc.

Trưng bày được chia thành hai nội dung chính: Trọn một lời thề và Lời tri ân.

Trọn một lời thề kể lại những câu chuyện trên một “trận tuyến đặc biệt” - ngục tù của thực dân, đế quốc. Giữa nơi ngục lửa, những người con trung hiếu của dân tộc  kiên tâm, bền chí trước những trận đòn tra tấn thấu xương hay khi cận kề cái chết. Nhiều tấm gương kiên trung trong ngục tù thực dân, đế quốc đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Những “địa ngục trần gian” là nơi giam cầm, đày ải khắc nghiệt và cướp đi sinh mạng của biết bao chiến sĩ yêu nước, cách mạng Việt Nam. Tại trưng bày, công chúng đã một lần nữa được chứng kiến tinh thần bất khuất, kiên cường của những chiến sĩ, bất chấp những đòn roi tra tấn dã man, tàn khốc của kẻ thù.

Một phần quan trọng ở trưng bày đã khắc họa khát khao tự do cháy bỏng của những chiến sĩ cách mạng khi bị bắt, giam trong các “địa ngục trần gian”. Họ tận dụng mọi thời cơ để tổ chức vượt ngục. Biết bao thử thách hiểm nghèo phải đối mặt như bị truy lùng, bắt giam trở lại; phải chịu những trận đòn tra tấn  chết đi sống lại; bị dông bão, sóng biển nhấn chìm, làm mồi cho thú dữ nơi rừng sâu nước độc..., nhưng tất cả vẫn không thể cản ngăn quyết tâm thực hiện những cuộc vượt ngục tập thể xuất phát từ những “địa ngục trần gian”.

Những hiện vật xúc động tại trưng bày

Phần nội dung trưng bày Lời tri ân là những câu chuyện thời hậu chiến vẫn còn day dứt cho tới ngày hôm nay. Nhiều chiến sĩ may mắn được trở về trong vòng tay của gia đình, của đồng đội, nhưng có những người đã mãi mãi ra đi, thân thể họ đã hòa trong đất mẹ. Ở tổ hợp này, người xem trầm lắng lại những xúc cảm khi đứng trước những hình ảnh bạt ngàn các ngôi mộ không tên, không tuổi ở Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ…

“Những ngày tháng 7, cả dân tộc lại lặng mình tưởng nhớ, gửi “Lời tri ân” tới các anh hùng liệt sĩ đã Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh; các thương bệnh binh đã mất đi một phần xương máu để tô thắm những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đây chính là dịp để những người đang sống   thắp sáng lên những ngọn nến tri ân…”, ông Đặng Văn Biểu nhấn mạnh

Chiến tranh đã qua đi, nhưng những câu chuyện thời chiến vẫn còn day dứt cho tới ngày hôm nay. 250 hình ảnh,  hiện vật được thể hiện nơi ở trưng bày “Lời tri ân” sẽ giúp khách tham quan hiểu hơn về sự tàn khốc của chế độ nhà tù thực dân, đế quốc, cùng với câu chuyện kể đầy xúc động về những người con trung hiếu đã hiến dâng trọn cuộc đời cho Tổ quốc.

PHƯƠNG ANH; ảnh: LINH NHÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top