Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Di tích bị đe dọa bởi khai thác đá “có phép”

Thứ Sáu 28/08/2020 | 11:09 GMT+7

VHO- Khu di tích lịch sử căn cứ cách mạng An Trường (xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, Bình Định) là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ. Thế nhưng khu di tích này đang bị một số công ty khai thác đá lấn sâu vào những khu vực bảo vệ di tích.

Di tích cách mạng An Trường được bao bọc bởi rừng và núi, song đang có dấu hiệu xâm hại từ việc khai thác đá granite

Có mặt tại khu di tích lịch sử căn cứ cách mạng An Trường thuộc thôn Thọ Tân Bắc, từ phía ngoài đường bê-tông dẫn vào các Công ty TNHH Hoàn Cầu - Granite và Công ty TNHH Nam Á đang khai thác đá, có thể thấy rõ các hoạt động khai thác này đã ảnh hưởng đến vào khu vực bảo vệ di tích. Tại cánh rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Núi Một, thuộc khu vực lô A, khoảnh 3, Tiểu khu 317, ở vị trí cách mốc cắm số 12 vành đai Khu bảo vệ Di tích, cách hang đá di tích căn cứ An Trường khoảng vài chục mét, khi đứng từ vách đá có thể thấy hoạt động khai thác đá của Công ty Nam Á đang diễn ra. Một số xe đào đất đang “nạo vét” sâu vào vị trí khu vực bảo vệ 2. Đáng lo ngại hơn, ở vị trí của Công ty Đại Hoàn Cầu đang khai thác, vạt trắng nguyên một khoảnh cánh rừng, lên tới tận đỉnh núi An Trường, khi đứng từ xa vẫn có thể thấy được.

Được biết khu di tích lịch sử căn cứ Cách mạng An Trường bao gồm toàn bộ các di tích có trên các thửa đất có tên tục danh khu vực hang Ông Dài - núi Hòn Tượng đã được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích ngày 10.9.2007. Theo đó, khoanh vùng bảo vệ di tích khu vực I có diện tích 4,5 ha và khu vực II là 7 ha. “Di tích cách mạng An Trường được bao bọc bởi rừng và núi, lo nhất các công ty khai thác cho nổ đá liên tục trong ngày. Việc khai thác đá granite của các doanh nghiệp dọc theo triền núi nhiều đoạn theo kiểu “hàm ếch” và cuốn chiếu nên chỉ cần mưa lớn nhiều ngày có thể gây sạt lở đất, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan di tích và rừng phòng hộ. Ông Đoàn Hải Nam, Bí thư Đảng ủy xã Nhơn Tân (TX An Nhơn) cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã có Công ty TNHH Hoàn Cầu - Granite và Công Ty Nam Á đang hoạt động khai thác đá hồng, đá đỏ. Những công ty này khi khai thác đều có giấy phép hoạt động và có cắm mốc tại những vị trí được khai thác. Đồng thời, khu căn cứ cách mạng An Trường cũng nằm gần tại vị trí của những mỏ khai thác đá này. Thời gian qua, theo phản ánh của một số người dân về tình trạng các công ty khai thác đá xâm hại đến khu di tích, UBND xã cũng đã phối hợp với các ngành chức năng của TX. An Nhơn và tỉnh tiến hành kiểm tra tại hiện trường nhưng chưa phát hiện các hành vi xâm hại và không đụng đến vành đai bảo vệ của khu di tích”.

Về vấn đề này, ông Huỳnh Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở TN&MT Bình Định cho biết, tại khu vực núi An Trường có Công ty TNHH Hoàn Cầu - Granite được UBND tỉnh Bình Định ra quyết định cho thuê đất với thời hạn 30 năm và được Bộ TN&MT cấp giấy phép khai thác khoáng sản với diện tích khoảng 19,2 ha, tại núi An Trường để khai thác lộ thiên đá Granite tảng lăn làm đá ốp lát; Công ty TNHH Nam Á cũng được UBND tỉnh Bình Định cấp giấy phép khai thác khoảng sản với diện tích 6 ha. Nếu việc khai thác đá granite có ảnh hưởng đến di tích cách mạng An Trường thì Sở sẽ có văn bản gửi Bộ TN&MT điều chỉnh vị trí cũng như tọa độ khai thác, từ đó tránh xâm hại đến di tích.

Trong khi đó, ông Trương Đông Hải, Phó Giám đốc Sở VHTT Bình Định khẳng định, qua những hình ảnh cung cấp của báo chí ghi lại tại hiện trường về việc các công ty đang khai thác đá gần khu căn cứ cách mạng An Trường thì tình trạng này đã có dấu hiệu xâm hại đến vành đai bảo vệ di tích, cũng như làm thay đổi hiện trạng khu di tích. Ông Hải cũng cho rằng, trong thời gian sớm nhất, Sở VHTT sẽ cử cán bộ và thanh tra thành lập đoàn công tác về kiểm tra tại khu di tích căn cứ An Trường. Với việc có dấu hiệu xâm hại đến di tích như thế này thì Sở sẽ yêu cầu các công ty dừng khai thác. Còn về việc xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng đến di tích, dựa vào vị trí cấp phép của Bộ TN&MT mà doanh nghiệp làm sai, vượt mốc thì phải chịu trách nhiệm.

Để di tích không bị xâm hại từ việc khai thác đá Granite thì nên có phương án điều chỉnh vị trí khai thác.

 THẾ HỮU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top