Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải thật sự chú trọng đến văn hoá

Thứ Hai 09/11/2020 | 16:25 GMT+7

VHO-Chiều 9.11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, trả lời chất vấn về đạo đức xã hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận, thực trạng đạo đức xã hội và lối sống, ứng xử xuống cấp là có thật. Tuy nhiên đây là vấn đề lớn, liên quan tới bất kỳ ai, không ai có thể nói tất cả hành vi của mình đều là chuẩn mực và mọi người đều phải tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức.

“Thực trạng đạo đức xã hội và ứng xử xuống cấp là có thật. Nhiều tài liệu đánh giá sự xuống cấp về đạo đức xã hội đáng báo động ở một số mặt, thể hiện rõ ở các tệ nạn, các hành vi phạm tội, các hành vi bị đồng tiền chi phối, gian dối, không trung thực, gía trị của văn hoá truyền thống bị mai một”, Phó Thủ tướng nhận định.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng phải nhìn nhận đạo đức xã hội ở cả 2 mặt

Cũng theo Phó Thủ tướng, việc nhìn nhận vấn đề đạo đức xã hội phải nhìn nhận ở 2 mặt, không nên phiến diện. Ở mặt tích cực, câu chuyện hình thành văn hóa, đạo đức xã hội là câu chuyện của hàng chục năm, trăm năm, là câu chuyện dài hơi. Thứ nhất, chúng ta không quên và có thể tự hào bởi những câu chuyện, những hành động đẹp trước hết từ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, người Việt Nam ta không thua kém quốc gia nào. “Vì thế gần đây nhất, khi đội tuyển U23 thắng trận, cả nước phấn khích, tự hào. Đó chính là tình yêu nước, tinh thần dân tộc”, Phó Thủ tướng dẫn chứng.

Thứ hai, theo Phó Thủ tướng, đạo đức xã hội còn nằm ở tình yêu thương đồng loại. Có đất nước nào mà dịch bệnh, lũ lụt như vừa rồi người dân thương nhau, giúp đỡ nhau đến vậy. Thứ ba, người dân Việt Nam luôn hòa ái, cởi mở, thân thiện. Vì thế Việt Nam mới là điểm đến hấp dẫn của du lịch. Bốn là người Việt Nam có tính yêu lao động, chịu thương, chịu khó vì thế mới thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài để đất nước phát triển như hôm nay.

Năm là tinh thần vươn lên và đức hiếu học được nhân dân Việt Nam thể hiện rất rõ. “Như vậy để thấy các hiện tượng xuống cấp là đáng báo động, nhưng không phải vì thế mà nhìn nhận đạo đức xã hội và con người Việt Nam một cách thiếu công bằng”, Phó Thủ tướng chia sẻ và nhìn nhận nguyên nhân khách quan của việc xuống cấp đạo đức xã hội là do mặt trái của kinh tế thị trường, mạng xã hội. Nguyên nhân chủ quan là sự yếu kém của văn hoá, giáo dục. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân như cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu rồi những bất cập của cả hệ thống, từ thể chế, kinh tế, xã hội trong đó có yếu tố đạo đức và văn hoá.

Nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi về vấn đề đạo đức xã hội 

Về giải pháp, theo Phó Thủ tướng là có nhiều, song muốn góp phần cho cái tốt được nhân lên, cái xấu bị giảm đi thì phải làm cho toàn xã hội và mỗi người dân hiểu rõ cái gì tốt, cái gì xấu. “Có những thứ tưởng dễ những không phải. Ví dụ ăn cắp ai cũng biết là xấu, nhưng ăn cắp thời gian thì không mấy ai nghĩ đó là ăn cắp”, Phó Thủ tướng dẫn chứng.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý phải kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền, vận động các phong trào với việc phát hiện và xử lý nghiêm minh để mọi người tự điều chỉnh hành vi đạo đức của mình. Bên cạnh đó, phải nêu gương từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, người lớn nêu gương cho người trẻ, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý chúng ta phải thật sự chú trọng các vấn đề xã hội, trong đó có đạo đức và văn hóa. Đây là nhược điểm phổ biến của hầu hết quốc gia đang phát triển, khi bị sức ép từ tăng trưởng kinh tế thì người ta coi văn hóa, đạo đức là vấn đề chưa làm ra tiền trong ngắn hạn, chưa cháy nhà chết người nên chưa thực sự quan tâm, như quan điểm nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ…

THU SÂM; ảnh: XUÂN TRẦN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top