Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đang xảy ra tình trạng “tôn tạo quá tay”

Thứ Sáu 13/11/2020 | 11:42 GMT+7

VHO- Ngày 12.11, tại Mộc Châu (Sơn La), Bộ VHTTDL khai mạc chương trình Tập huấn ngành Di sản văn hóa năm 2020 và Hội thảo khoa học “Những vấn đề đặt ra trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu.

 ANH NGÂN; ảnh: CAO QUÝ

 Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, chúng ta nên nhận thức, bảo tồn di sản văn hóa không chỉ là một lĩnh vực và một nghiệp vụ văn hóa. Làm công tác bảo tồn di sản không thể không đòi hỏi kiến thức đa ngành và liên ngành. Ở các nước có sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa phát triển tới trình độ cao, người ta thường cho rằng bảo tồn về bản chất mang tính hàn lâm và bác học. Không phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử bảo tồn và phục hồi di tích trên thế giới có sự tham gia của những nhà khảo cổ học, lịch sử học, triết học và lý luận, những kiến trúc sư và họa sĩ. Chúng ta có thể từ đây rút ra nhận thức: Cần hiểu thấu các di sản và nỗ lực ứng xử với chúng trên nền tảng và tiếp cận văn hóa.

Theo Thứ trưởng, những thập kỷ qua chúng ta đã công nhận được hơn 3.500 di tích cấp quốc gia, hơn một vạn di tích cấp tỉnh và thành phố. Số lượng ấy ngày càng tăng. Có lẽ, đã đến lúc rà soát lại danh mục các di tích đã được công nhận. Việc xác định thật chính xác các giá trị cho di tích tạo cơ sở tin cậy để ứng xử phù hợp với nó. Cũng e ngại, việc công nhận quá nhiều di tích sẽ làm giảm tính khả thi trong bảo tồn nguyên vẹn, nhất là trong tu bổ và phục hồi, đòi hỏi những đầu tư lớn về kinh phí, vật liệu, nhân công chuyên nghiệp và khả năng đảm bảo chất lượng chuyên môn. Trong công tác bảo đảm sự tồn tại lâu dài và tránh biến đổi của di tích, nên tuân thủ phương châm ưu tiên số một là chăm sóc và bảo vệ thường xuyên; ưu tiên thứ hai là tu sửa nhỏ và kịp thời; ưu tiên thứ ba là chấp nhận tu sửa lớn theo khoa học trước sự cám dỗ khôi phục về dạng “hoành tráng hơn”. Bên cạnh việc bắt buộc giữ nguyên di tích gốc, hoặc chí ít những thành phần gốc thì cần đặc biệt hạn chế việc thay thế vật liệu mới. Đòi hỏi này không chỉ xuất phát từ việc tiết kiệm những vật liệu gỗ quý ngày càng khan hiếm, mà còn là việc cứu vãn những cấu trúc tồn tại lâu đời.

Bên cạnh đó, cần nhận thức đúng việc tôn tạo di tích. Những ưu tiên trong tôn tạo phải là những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng kỹ thuật và môi trường cho di tích tồn tại lâu dài và ở chừng mực thích hợp, tạo những điều kiện thuận lợi cho tiếp cận và thưởng ngoạn di tích. Thứ trưởng lưu ý, đang xảy ra tình trạng “tôn tạo quá tay”, chú trọng tôn tạo hơn tu bổ, bảo tồn. Một vấn đề cần lưu ý khác là trong thực tế đang có sự khác biệt và thiên lệch khái niệm “phát huy giá trị” hoặc “phát huy tác dụng”. Nhận ra xu hướng đề cao khai thác di tích, đề cao hiệu quả kinh tế mà sao nhãng vai trò của nó trong phổ biến kiến thức, trong giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa, đây là điều khó thực hiện song vô cùng bức thiết, cần làm lúc này. 

 Chúng ta cần hướng tới chuẩn mực hóa những người đảm trách công tác quản lý di tích, chuyên nghiệp hóa những người đảm trách công tác tu bổ di tích, từ cán bộ kỹ thuật đến người thợ. Chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa sẽ đảm bảo cho di sản văn hóa dân tộc được an toàn...

(Thứ trưởng HOÀNG ĐẠO CƯƠNG)

 ANH NGÂN; ảnh: CAO QUÝ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top