Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Những hiện vật đặc biệt tại trưng bày "Chu Văn An- Thượng tường Sơn Đẩu"

Thứ Hai 16/11/2020 | 22:25 GMT+7

VHO- Ngày 16.11, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc trưng bày chuyên đề Chu Văn An - Thượng tường Sơn Đẩu. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc.

Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 650 năm Ngày mất của danh nhân Chu Văn An (1370-2020); thiết thực tôn vinh truyền thống hiếu học, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11.

Chu Văn An sinh năm 1292, tên tự Linh Triệt, tên hiệu Tiều Ẩn, là người con của vùng đất Thanh Đàm, nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Ông là nhà giáo dục lớn của Việt Nam. Chu Văn An nổi tiếng là người có kiến thức uyên thâm và nhân cách cương trực, thanh cao.

Thủa nhỏ, ông ham thích đọc sách và tự học. Khi trưởng thành, Chu Văn An mở trường tư thục dạy học tại quê nhà. Bằng việc mở trường tư dạy học, ông là người có ảnh hưởng lớn trong phát triển giáo dục cộng đồng. Dưới triều vua Trần Minh Tông (1314-1329), nhà vua đã căn cứ vào đạo đức và học nghiệp, cử Chu Văn An giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Trong thời gian đảm nhận trách nhiệm đứng đầu trường Quốc Tử Giám, Chu Văn An cũng trực tiếp giảng dạy cho hai vị vua tương lai - Hoàng Thái tử Trần Vượng (sau là vua Trần Hiến Tông), Thái tử Trần Hạo (vua Trần Dụ Tông). Tư đồ Trần Nguyên Đán- người cùng thời đánh giá ông là bậc Thượng tường Sơn Đẩu về giáo dục. Đến nay, Thầy Chu Văn An chính là vị Tư nghiệp Quốc Tử Giám đầu tiên được nhắc đến trong lịch sử. Dưới thời vua Trần Dụ Tông, Chu Văn An đã dâng “Thất trảm sớ” đề nghị nhà vua chém bảy tên nịnh thần. Sớ dâng lên, không được trả lời, Thầy treo trả mũ áo, từ quan trở về điền viên. Yêu phong cảnh núi Chí Linh, Thầy đến ở ẩn tại đấy và tiếp tục dạy học.

Năm 1370, Thầy giáo Chu Văn An qua đời và được triều đình đưa vào phối thờ ở Văn Miếu. Đây là sự tôn vinh bậc nhất mà một triều đại quân chủ dành cho một Học giả - Thầy giáo.

Trưng bày chuyên đề Chu Văn An - Thượng tường Sơn Đẩu với ý nghĩa tôn vinh Thầy giáo Chu Văn An như núi Thái Sơn, sao Bắc Đẩu của trường Quốc Tử Giám, được thể hiện bằng những tài liệu, hiện vật, hình ảnh, hình vẽ tiêu biểu với hai phần nội dung: Túc thanh cao: Giới thiệu về con người, nhân cách, sự nghiệp giáo dục của Danh nhân Chu Văn An; Gương Thầy sáng mãi: Giới thiệu về Quốc Tử Giám; Hoạt động tôn vinh Danh nhân Chu Văn An; Học tập và phát huy tinh thần của Thầy giáo Chu Văn An hiện nay.

Một số tài liệu gồm: Lập ngữ tập chú đại toàn, Tứ thư tiết yếu Đại học,  Xuân thu (quyển 1) trưng bày tại triển lãm

 Hiện vật trưng bày Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Sự đa dạng trong hình thức thể hiện cùng với cách trưng bày hiện đại, những tài liệu, hiện vật, hình ảnh, hình vẽ được diễn giải trong không gian mở, đăng đối tại nhà Tiền đường Nhà Thái học - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám tự như một cuộn tranh dẫn dắt người xem du ký ngược thời gian trở về với quá khứ cách đây hơn sáu thế kỷ qua ba không gian: Thanh Trì- Quê hương; Thăng Long - Quốc Tử Giám; Chí Linh-Nơi ở ẩn để hiểu rõ hơn cuộc đời, sự nghiệp giáo dục của Thầy giáo Chu Văn An - Ông tổ của các nhà nho nước Việt”, hiểu hơn về khí phách một“Kẻ sĩ Thăng Long”.

 Ban sắc Tư nghiệm Quốc Tử Giám triều Trần là Khang Tiết tiên sinh, giúp nước thương dân, công đức lẫy lừng, được các triều phong tặng… Ngày 21 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 2

Phần trưng bày 'Thượng Sơn Đẩu

Trưng bày còn giới thiệu đến công chúng về Quốc Tử Giám - nơi Thầy Chu Văn An đã từng dạy học; và những địa điểm thờ, những con đường, trường học mang tên Thầy giáo Chu Văn An để thấy được sự suy tôn, ngưỡng mộ của hậu thế đối với Thầy giáo Chu Văn An - Một người Thầy hết lòng với nghề dạy học, tinh thần phụng hiến xã hội, vì dân vì nước, đã để lại những ảnh hưởng sâu đậm với giáo dục và văn hóa Việt Nam.

 Trưng bày diễn ra từ ngày 16.11 đến hết ngày 31.12.2020.

BẢO NGÂN, ảnh: QUANG TẤN

 

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top