Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lần đầu đến với “lớp học đặc biệt” bên bờ sóng

Thứ Tư 18/11/2020 | 10:01 GMT+7

VHO- Gọi là “lớp học đặc biệt” bởi trong khuôn viên của căn phòng có 8 em chia thành 5 lớp, có lớp một em, có lớp 2 em và một giáo viên chủ nhiệm chung cho cả 5 lớp. Bốn chiếc bảng gắn quanh bốn bức tường, thầy giáo cứ dạy hết cho lớp này đến lớp kia.

Thầy giáo Nguyễn Bá Ngọc bên các em học sinh trên xã đảo Song Tử Tây Ảnh: XUÂN TÙNG

 Các em ngồi học chung một phòng nhưng tư duy độc lập, giờ ra chơi quây quần trên tấm nệm như những người thân trong một nhà.

Học xoay… vòng

Ấn tượng đầu tiên chúng tôi đến Trường Sa Lớn là cán bộ chiến sĩ và nhân dân huyện đảo tập trung thẳng hàng trước cầu cảng đón khách từ đất liền. Trong hàng ngũ chỉnh tề ấy, có cả “cô, chú bộ đội nhĩ” theo bố mẹ ra đón khách nhận quà. Chị Nguyễn Quí, người bán ve chai “góp đá xây Trường Sa” làm động tác chào bằng cách quỳ xuống, đặt bàn tay của em Võ Viết Hiền lên tay mình “xin chào chiến sĩ Trường Sa” trong niềm xúc động. Ấn tượng nữa là cuộc đua xe đạp của các “chiến sĩ nhí” ngay tại sân băng mà nhóm nhạc MVT đến từ đất liền làm “trọng tài”.

Sau khi viếng các liệt sĩ Trường Sa, chúng tôi đến thăm “lớp học đặc biệt”. Thầy giáo Bành Hữu Tình đang dạy cho các em viết chính tả. Chúng tôi ướm hỏi, “công việc của thầy ở đảo chắc rất vất vả?”. Thầy Tình nói: “Được dạy chữ cho các em học sinh ở nơi đặc biệt này là vinh dự của tôi, có vất vả gian khổ thì các em mới thành người được”. Thầy cho biết thêm, trên đảo có chục trẻ nhưng số ở độ tuổi đến trường là 8 em. Lớp học của thị trấn Trường Sa Lớn mới chỉ dạy cấp tiểu học, sau đó các em sẽ được đưa vào đất liền để tiếp tục học lên. Lớp do thầy Tình phụ trách hiện có một em mẫu giáo lớn, hai em lớp 1, hai em lớp 2, hai em lớp 3 và một em lớp 5. Có hai em là học sinh giỏi, còn lại là học lực khá.

“Tôi dạy theo kiểu xoay vòng. Sau khi hướng dẫn tập viết lớp 1, sang kiểm tra bài tập toán lớp 2, xong sang giảng bài cho lớp 3... Khi dạy lớp này thì lớp khác làm bài tập và tự quản. Do học sinh ít nên cũng không khó dạy. Ở đây, sự thi đua mang tính cộng đồng chứ không phân biệt giữa lớp này với lớp kia”, thầy Tình chia sẻ. Bên cạnh học kiến thức, các em còn được rèn về bản lĩnh người chiến sĩ hải quân Trường Sa kiên cường trước bạt ngàn bão tố. “Mục tiêu của chúng tôi, bên cạnh dạy chữ, còn dạy tinh thần thép cho người dân sống trên đảo. Khi có “sự cố”, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình ngư dân là một pháo đài, mỗi em học sinh là một liên lạc viên kiên cường gan dạ”, thầy Tình nói.

 Thầy giáo Nguyễn Công Qua cùng các em học sinh trên đảo Sinh Tồn Ảnh: ĐỨC THÀNH

Học “tinh thần thép”

Được học chữ giữa ngàn khơi sóng gió, được học nghị lực “thép” của các chú bộ đội Hải quân trên đảo, em Nguyễn Viết Anh học sinh lớp 5 ngày nào cũng dậy sớm để cùng các chú bộ đội tập thể dục sáng. Ngoài giờ đến trường, Viết Anh rủ các bạn ra thao trường xem các chú bộ đội tập ngắm súng, đi điều lệnh và tập các bài võ “đánh địch đối kháng”. “Con rất vui khi được các chú bộ đội hướng dẫn đi đều “mốt hai mốt”. Lớn lên, con sẽ đi bộ đội. Con thích ở Trường Sa hơn về đất liền”. Đã hơn ba năm sống ở “Quần đảo bão tố” và được các thầy giáo tận tình dạy chữ, được các chú bộ đội “truyền lửa” tình yêu Tổ quốc cho con trai mình, chị Nguyễn Thị Hương chia sẻ trong niềm xúc động: “Ngoài học chữ, con tui còn được các chú bộ đội hướng dẫn tập thể dục, rèn luyện sức khỏe. Có nhiều tối, các chú bộ đội đến tận nhà chỉ bài cho các cháu. Con tui cũng được rèn luyện tác phong của các chú bộ đội. Sáng nghe còi báo thức là chạy ra bờ biển, theo các chú bộ đội tập thể dục, tập thể thao”.

Hiện toàn quần đảo Trường Sa có 4 trường Tiểu học cơ sở ở các đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Nam Yết. Các em học sinh ở đây ngoài học chương trình chung, còn được học về tình yêu biển đảo của Tổ quốc, về tình nhân ái và quan hệ quân dân, nếp sống văn minh giữa muôn trùng sóng gió. “Sống ở đảo Trường Sa, các em học sinh cũng được giáo dục tình yêu Tổ quốc; sự trao gửi và cho nhận. Trong thời đại 4.0 hiện nay, khi mà mạng internet xâm nhập rất nhiều vào đời sống của trẻ, thì việc giáo dục lòng nhân ái và tình yêu Tổ quốc càng có ý nghĩa thiết thực. Đây cũng chính là cách giáo dục kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của nền giáo dục người Việt hiện nay”, thầy Bành Hữu Tình cho hay.

Bao quanh lớp học đặc biệt ở thị trấn Trường Sa Lớn là màu xanh của cây bàng quả vuông, phong ba, bão táp. Kế đó là xích đu, cầu trượt và những trò chơi nhảy dây, kéo co... Thầy Tình cho biết, ngoài giờ học, các em học sinh ra đây nô đùa, vui chơi để phát triển thể lực và trí não. “Ngoài những đồ chơi thực hành cắt ghép trên lớp, chúng tôi luôn tạo cho các em có không gian mở để hoạt động ngoại khoá. Các thiết chế giáo dục ở đảo không nhiều như ở đất liền, nhưng có tính định hướng tư tưởng và hành động tiến bộ để các em phát triển trí não, cọ xát, quen với môi trường tự vận động. Đây chính là phương pháp tìm tòi tự tư duy độc lập của các em”, thầy Tình chia sẻ.

Ngày 20.11 năm nay, thầy trò Trường Sa cũng có hoa tươi và rộn ràng như ở đất liền. Chỉ khác những bông hoa ấy không phải mua ngoài tiệm mà do chính thầy trò trồng, chăm bón và “thu hoạch”. Nhưng chính những bông hoa nhuốm vị mặn mòi của biển cả ấy là động lực tinh thần to lớn để các thầy giáo và các em học sinh ở “quần đảo bão tố” càng có quyết tâm nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ trồng người.

TRẦN MẠNH TUẤN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top