Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hà Nội: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Thứ Hai 23/11/2020 | 00:00 GMT+7

VHO- Chương trình gặp mặt kỷ niệm lần thứ XVI Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11.2005-23.11.2020) đã được Sở VHTT Hà Nội tổ chức  ngày 22.11 tại di tích Phủ Tây Hồ. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu tại buổi lễ.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương phát biểu tại lễ kỷ niệm

Chúc mừng các nhà khoa học, nhà quản lý, các cá nhân trong cộng đồng đã nỗ lực tham gia việc bảo tồn di sản, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ghi nhận và đánh giá cao việc Sở VHTT Hà Nội trong những năm gần đây đã tổ chức kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại những địa chỉ đã và đang phát huy giá trị trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Điều đó có giá trị rất tốt trong việc quảng bá, phát huy giá trị di sản trong đời sống cộng đồng.

Theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, những năm gần đây, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã đạt được nhiều thành công, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của ngành văn hóa Hà Nội. Việc hình thành một hệ thống văn bản pháp luật đã góp phần tích cực trong công tác quản lý và phát huy giá trị di tích từ TƯ đến địa phương. Trong đó, Hà Nội đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong nhiều năm qua.

Thứ trưởng lưu ý, trong tình hình hiện nay chúng ta đang đứng trước những khó khăn. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang dần bị mất mát, quên lãng. Có di tích khi trùng tu đã mất đi giá trị nguyên gốc. Một số di sản thiên nhiên bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường… Chính vì thế, cần phải tiến hành nhiều công việc để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích đạt hiệu quả tốt hơn. “Cần có một cuộc tổng kiểm kê, đánh giá toàn bộ giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, vật thể để thấy được những giá trị tinh hoa nhất, quý giá nhất và có kế hoạch kịp thời, xứng tầm để bảo vệ, phát huy giá trị trong đời sống. Bên cạnh đó, cần có một chương trình chung với các giải pháp ứng xử cụ thể đối với các di sản văn hóa phi vật thể, vật thể để từ đó, công tác đầu tư và bảo vệ, phát huy giá trị di sản hiệu quả hơn, không bị tốn kém, lãng phí…”, Thứ trưởng lưu ý.

Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Tô Văn Động phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Giám đốc Sở VHTT Tô Văn Động nhấn mạnh: “Thời gian qua là quãng thời gian gặp nhiều khó khăn khi chiến đấu chống đại dịch Covid-19. Nhiều đơn vị, di tích, các tổ chức, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp khi phải tạm dừng các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, ngành văn hóa Hà Nội đã rất nỗ lực, tập trung, phát huy được sức sáng tạo của cán bộ, công nhân viên chức, cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nghệ nhân, các tổ chức và cá nhân để di sản văn hóa Thủ đô tiếp tục phát huy được các giá trị, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn”.

Có thể kể đến là các hoạt động của các đơn vị thuộc Sở với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Hội KTSVN, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Quận Hoàn Kiếm, BQL Phố cổ, các huyện Thường Tín, Thạch Thất, Đông Anh, Thanh Trì, nhóm Đình làng Việt… để bước đầu thực hiện cam kết và sáng kiến của Hà Nội khi gia nhập mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO; Lễ hội đường phố “Hà Nội- điểm đến xanh” và các hoạt động kích cầu du lịch nội địa. Đặc biệt vào những ngày tháng 10 lịch sử là chuỗi hoạt động với hơn 40 sự kiện kỷ niệm 1010 năm Thăng Long- Hà Nội; kỷ niệm 60 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn; 66 năm Giải phóng Thủ đô, chào mừng Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII, kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An…

Theo ông Động: “Trong thời gian tới, Hà Nội phấn đấu triển khai có hiệu quả Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội “Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; đề án Phát triển Công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng và hoàn thiện thị trường văn hóa, lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa  làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững…”.

Giám đốc Sở VHTT Hà Nội bày tỏ, sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Nội tuy đạt được những thành tích đáng khích lệ, nhưng cũng còn những tồn tại, hạn chế và đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. “Ngành VHTT Hà Nội mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội, sự phối hợp giúp đỡ của Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia cùng các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân… để sự nghiệp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp”, ông Động chia sẻ.

NGỌC NGÂN; ảnh: NGUYỄN NGA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top