Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Một "kho tàng" giấy bạc

Thứ Tư 25/11/2020 | 10:49 GMT+7

VHO-Đến với chuyên đề “Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ” do Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp cùng nhàsưu tập Huỳnh Tấn Thành vừa khai mạc trưng bày, du khách và công chúng tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến những loại tiền giấy quý hiếm của nước ta qua các thời kỳđể hiểu hơn về lịch sử và giá trị di sản văn hóa tiền Việt Nam.

 

 Du khách và công chúng tham quan, tìm hiểu về tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ

Triển lãm giới thiệu đến công chúng và du khách tham quan gần 1.200 tư liệu, hiện vật với các nội dung: Giấy bạc Đông Dương (1875-1954), giấy bạc tài chính (1945-1951), giấy bạc Việt Nam Cộng hòa (1955- 1975) và giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1955 đến nay). Triển lãm tái hiện một phần lịch sử tiền tệ Việt Nam từ giai đoạn Pháp thuộc đến nay với sự nối tiếp, kế thừa, đan xen và loại trừ nhau cho thấy quá trình chuyển biến lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị và cách mạng Việt Nam. Từ sự chia cắt đất nước trên mỗi vùng miền để đi đến sự thống nhất lãnh thổ quốc gia với một chế độ xã hội và hệ thống tiền tệ như ngày nay. 

TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM cho biết, tiền giấy Việt Nam ra đời từ rất sớm dưới thời nhà Trần (niên hiệu Quang Thái năm thứ 9, 1396) với tên gọi “Thông bảo Hội sao”. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan về chính trị, kinh tế, xã hội nên chính sách ban hành tiền giấy tiến bộ đó về sau đã không được duy trì. Đến năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử tiền tệ Việt Nam, đồng tiền kim loại lỗ vuông được thay bằng lỗ tròn và tiền giấy. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tiền không chỉ là phương tiện phát triển kinh tế mà còn góp phần tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ lao động sản xuất chống giặc ngoại xâm. Sau 1975, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành hệ thống tiền tệ mang Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đánh dấu sự thống nhất tiền tệ trên toàn lãnh thổ.

Điểm nhấn của cuộc trưng bày lần này làcác loại hình giấy bạc (tiền giấy) được sửdụng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vàđếquốc Mỹnhư giấy bạc “đóng dấu”, giấy bạc “đắp nền”, giấy bạc “xéđôi”, tín phiếu Liên khu V, phiếu tiếp tế, phiếu đổi chác, giấy bạc địa phương, phiếu bách hóa Trường Sơn, công phiếu nuôi quân… Đây vừa làcách làm sáng tạo trong bối cảnh đất nước bịchia cắt với hai chếđộchính trị, cùng với sựtồn tại các vùng tạm chiến, vùng giải phóng; vừa làcách gián tiếp tuyên truyền cho sựnghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. TS Tuấn chia sẻ, chuyên đề “Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ” giới thiệu đến công chúng và du khách tham quan lần này còn nhằm khởi động một trong những mô hình trưng bày mới của Bảo tàng: Chân dung sưu tập số 1 để lần lượt giới thiệu đến công chúng chân dung những nhà sưu tập, những bộ sưu tập đặc biệt, độc đáo, có giá trị cao về lịch sử và văn hóa. Nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động của Bảo tàng, hướng đến mục đích trao truyền lại những ký ức về lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại cho thế hệ sau, để cho những trang sử vẻ vang của nước nhà luôn sống mãi trong mỗi tâm hồn người dân Việt.

Nhàsưu tập Huỳnh Tấn Thành chia sẻ, đối với mỗi người dân Việt, di sản văn hóa dường như đã ăn sâu trong máu thịt của mình. Do đó, khi lựa chọn sưu tập về giấy bạc Việt Nam làm đối tượng sưu tầm, đối với ông cũng không ngoài việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua những tờ giấy bạc này. Qua đó, trưng bày giới thiệu đến công chúng và du khách tham quan hiểu thêm về lịch sử đất nước, những thăng trầm của dân tộc qua biến thiên lịch sử...

Bà Từ Thị Kim Thanh, Phó Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, giá trị lịch sử và văn hóa của đồng tiền riêng của mỗi quốc gia không thể hòa chung. Riêng tiền giấy Việt Nam ra đời từ thế kỷ 14 dưới thời nhà Trần, tuy nhiên nhiều tiền giấy vẫn chưa được sưu tầm và lưu giữ. Ngay cả các tài liệu, thư tịch liên quan, hoặc ghi chép về tiền Việt Nam nói chung cũng như tiền giấy còn hạn chế. Nhằm sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản tiền Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện dự án khoa học “Lịch sử đồng tiền Việt Nam - Quá trình hình thành và phát triển” với sự tham gia, đóng góp của nhiều nhà sưu tập trên cả nước.

Dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings đã chính thức trao bằng xác lập, công nhận kỷ lục “Người có bộ sưu tập giấy bạc lưu hành tại Việt Nam qua các thời kỳ có số lượng nhiều nhất” cho nhàsưu tập Huỳnh Tấn Thành. Năm 2012, ông cũng đã xác lập kỷ lục “Người sưu tập giấy bạc tài chính (giấy bạc Cụ Hồ) nhiều nhất Việt Nam”.

HOÀNG HẢI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top