Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Khẳng định tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Việt Nam – Lào

Thứ Bảy 20/03/2021 | 07:02 GMT+7

VHO - Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào năm 1971 là minh chứng sống động cho tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Chiến thắng Đường 9-Nam Lào 1971: Giá trị lịch sử và hiện thực”

Kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng Đường 9-Nam Lào (23.3.1971 – 23.3.2021), ngày 19.3 tại TP. Đông Hà, Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh uỷ Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Chiến thắng Đường 9-Nam Lào 1971: Giá trị lịch sử và hiện thực”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo hội thảo khẳng định: Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 là một sự kiện quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, có ý nghĩa chiến lược to lớn, trực tiếp đánh bại cuộc thử nghiệm khả năng chiến đấu của quân đội Nguỵ Sài Gòn, phá tan mưu đồ ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 đánh dấu bước trưởng thành của quân đội ta trong tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Thắng lợi đó còn là minh chứng sống động cho tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo hội thảo phát biểu khai mạc

Trải qua hơn 50 ngày đêm (30.1.1971 - 23.3.1971) liên tục tiến công quân địch, quân và dân ta trên Mặt trận Đường 9 - Nam Lào đánh cho quân đội nguỵ Sài Gòn - công cụ nòng cốt của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” một đòn chí mạng. Ta đã tiêu diệt 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 4 thiết đoàn xe tăng, thiết giáp, đánh thiệt hại nặng một số lữ đoàn, trung đoàn khác, loại khỏi chiến đấu hơn 21.000 quân (bắt 1.142 quân), bắn rơi và phá hủy 556 máy bay, 528 xe tăng, xe bọc thép, 112 khẩu pháo, cối, thu 2 máy bay trực thăng, 24 xe quân sự, 78 khẩu pháo, cối, hơn 2.000 súng bộ binh...

Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971: Giá trị lịch sử và hiện thực” đã nhận được hơn 80 tham luận của các vị lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu, các địa phương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, các học viện nhà trường, viện nghiên cứu, các nhà khoa học; nhân chứng lịch sử đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy chiến đấu trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào 1971.

Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Chiến thắng Đường 9-Nam Lào 1971: Giá trị lịch sử và hiện thực”

Các tham luận đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của chủ đề hội thảo, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản: Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 - một thành công xuất sắc trong lãnh đạo, điều hành cuộc chiến tranh cách mạng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta; Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đánh bại một bước cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ; Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào - biểu hiện sinh động liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào…

Hội thảo đã tập trung đi sâu nghiên cứu phân tích làm rõ bối cảnh tình hình, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền nguỵ Sài Gòn nhằm tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị Lê Quang Tùng phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị Lê Quang Tùng nhấn mạnh: 50 năm qua, giá trị Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào năm 1971 vẫn luôn in đậm trong lòng người dân Quảng Trị, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Phát huy truyền thống anh hùng, tỉnh Quảng Trị đã biến những bất lợi, khắc nghiệt của thiên nhiên thành tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế. Các lễ hội “Thống nhất non sông”, “Nhịp cầu Xuyên Á”, “Hoa đăng trên sông Thạch Hãn”… để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng đồng bào, chiến sĩ cả nước. Đường 9 năm xưa chiến công lẫy lừng nay trở thành hành lang kinh tế nối đôi bờ Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, với điểm khởi đầu phía Thái Bình Dương là cảng biển Cửa Việt, cảng biển Mỹ Thủy trên đất Quảng Trị, con đường kết nối thúc đẩy sự thịnh vượng của các quốc gia trong khu vực, nhất là giữa các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar.

TÂN BÌNH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top