Ngỡ ngàng mùa hoa anh đào đẹp như tranh nở rộ sớm ở Nhật Bản

VHO- Mùa hoa anh đào Nhật Bản đã nở rộ đỉnh điểm, sớm nhất trong 70 năm qua. Các chuyên gia cho rằng, biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân.

Nhiều người dân Nhật Bản đã quyết định tận dụng thời tiết nắng đẹp và bầu trời trong xanh để chụp những bức ảnh với hoa anh đào. Ảnh: AFP

Nhiều người dân Nhật Bản đã quyết định tận dụng thời tiết nắng đẹp và bầu trời trong xanh để chụp những bức ảnh với hoa anh đào. Ảnh: AFP

Hoa anh đào (Sakura) thường nở rộ vào tháng 4, khi năm học mới ở Nhật Bản bắt đầu. Tuy nhiên, năm nay hoa nở sớm bất thường và phần lớn đã tàn trước ngày tựu trường.

Đỉnh điểm hoa nở rộ ở cố đô Kyoto là vào ngày 26.3, sớm nhất kể từ khi dữ liệu được ghi chép lại từ năm 1953 và sớm hơn 10 ngày so với mức trung bình trong 30 năm qua. Những kỉ lục khác tương tự cũng được ghi nhận tại hơn chục thành phố khác trên cả nước.

Mọi người đi dạo dưới những tán hoa anh đào tại một công viên ở Tokyo vào ngày 23.3.2021. Ảnh: AFP

Mọi người đi dạo dưới những tán hoa anh đào tại một công viên ở Tokyo vào ngày 23.3.2021. Ảnh: AFP

Shunji Anbe - một quan chức tại bộ phận quan sát của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản - cho biết: “Chúng tôi cho rằng rất có thể đó là do tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu”.

Theo AP, cơ quan này đã theo dõi 58 cây anh đào có thời gian nở hoa chuẩn nhất trên khắp Nhật Bản, 40 cây hiện đã nở và 14 cây đã nở rộ đỉnh điểm. Cây thường nở hoa trong khoảng 2 tuần từ khi ra nụ đến khi tàn.

Cây hoa anh đào nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Vì thế, thời điểm nở hoa có thể cung cấp những dữ liệu có giá trị cho các nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

Theo dữ liệu cơ quan này cung cấp, từ năm 1953 - 2020, nhiệt độ trung bình tháng 3 ở Kyoto đã tăng từ 8,6 độ C lên 10,6 độ C. Năm 2021, nhiệt độ trung bình tháng 3 của Nhật Bản là 12,4 độ C.

Hoa anh đào có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Nhật Bản. Ảnh: AFP

Hoa anh đào có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Nhật Bản. Ảnh: AFP

Hoa anh đào ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Nhật Bản, thường xuyên được sử dụng trong thơ ca, văn học. Chúng là biểu tượng của sự sống, cái chết và sự tái sinh.

Truyền thống "hanami" thường thu hút rất nhiều người đến các công viên để ngồi dưới những cây anh đào để dã ngoại, ca hát và uống rượu. Tuy nhiên, hoạt động này có phần bị hạn chế do ảnh hưởng của Covid-19.

Người dân có thể vừa chèo thuyền, vừa ngắm hoa nở rực rỡ hai bên bờ. Ảnh: AFP

Người dân có thể vừa chèo thuyền, vừa ngắm hoa nở rực rỡ hai bên bờ. Ảnh: AFP

Hoa anh đào ở công viên Inokashira, Tokyo. Ảnh:AFP

Hoa anh đào ở công viên Inokashira, Tokyo. Ảnh:AFP

Hoa anh đào nhạy cảm với khí hậu thay đổi. Ảnh: AFP

Hoa anh đào nhạy cảm với khí hậu thay đổi. Ảnh: AFP

Hoa anh đào đạt đến độ nở rộ sớm hơn mọi năm. Ảnh: AFP

Hoa anh đào đạt đến độ nở rộ sớm hơn mọi năm. Ảnh: AFP

Các nhà khoa học lo lắng về biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến hoa nở sớm bất thường. Ảnh: AFP

Các nhà khoa học lo lắng về biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến hoa nở sớm bất thường. Ảnh: AFP

Lễ hội ngắm hoa anh đào truyền thống “Hanami” thu hút nhiều người dân. Ảnh: AFP

Lễ hội ngắm hoa anh đào truyền thống “Hanami” thu hút nhiều người dân. Ảnh: AFP

Nhật Bản đã không áp đặt một cuộc phong tỏa như đã thấy ở các nước khác. Ảnh: AFP

Nhật Bản đã không áp đặt một cuộc phong tỏa như đã thấy ở các nước khác. Ảnh: AFP

LAODONG.VN

Ý kiến bạn đọc