Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Bản đồ cổ nhất thế giới hé lộ bí ẩn kinh ngạc lăng mộ Pharaoh Ai Cập

Thứ Tư 14/07/2021 | 09:26 GMT+7

VHO- Bản đồ cổ nhất thế giới mà một nhà khảo cổ có được đã hé lộ bí mật xây dựng lăng mộ Pharaoh Ai Cập ở Thung lũng các vị Vua.

Thung lũng các vị Vua, nơi xây dựng lăng mộ Pharaoh Ai Cập. Ảnh: Wik

Thung lũng các vị Vua, nơi xây dựng lăng mộ Pharaoh Ai Cập. Ảnh: Wik

Thung lũng các vị Vua nằm ở bờ tây sông Nile, đối diện với khu lăng mộ Thebes, trong trung tâm của Theban Necropolis. Tại đây, trong gần 500 năm, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng nhiều lăng mộ cho các Pharaoh và những viên quan Ai Cập có quyền lực lớn của thời kì Tân vương quốc (1570-1100 trước Công nguyên).

Thật đáng kinh ngạc, theo tờ Express, các chuyên gia biết chính xác họ đã xây dựng lăng mộ như thế nào nhờ rất nhiều tài liệu cổ xưa được tìm thấy trong nhiều năm kể từ đó, bao gồm cả một bản đồ được coi là sớm nhất thế giới.

Giáo sư Joann Fletcher giới thiệu bản đồ cổ tiết lộ cách xây lăng mộ Pharaoh Ai Cập. Ảnh chụp màn hình

Giáo sư Joann Fletcher giới thiệu bản đồ cổ tiết lộ cách xây lăng mộ Pharaoh Ai Cập. Ảnh chụp màn hình

Giáo sư Ai Cập học Joann Fletcher đã trình bày chi tiết trong bộ phim tài liệu "Thung lũng các vị Vua: Thời đại hoàng kim của Ai Cập". Bà cho biết, các Pharaoh của Vương quốc Mới đã chọn chôn cất trong thung lũng hẻo lánh này, nơi họ có thể yên vị trong những ngôi mộ cắt bằng đá. Đây đã trở thành nơi linh thiêng nhất của Ai Cập. Sự chuẩn bị công phu như vậy cho thế giới bên kia cũng thúc đẩy kinh tế phát triển và cũng giống như trong thời đại kim tự tháp, nó đã định hình cuộc sống của nhiều người bình thường.

Họ không chỉ xây những những ngôi mộ, những ngôi đền, mà còn có những bức tượng, điện thờ, quan tài, và tất cả đồ dùng của thế giới bên kia. Điều này đòi hỏi phải tìm nguồn cung cấp mọi thứ từ đá thạch cao, đá granit đến vàng.

Giáo sư Fletcher trình bày chi tiết cách thức phát hiện ra bản đồ cổ, cho phép các chuyên gia nhìn ngược thời gian. Giải thích với khán giả lý do gây ấn tượng, bà cho biết đây là bản sao của bản đồ địa chất còn sót lại sớm nhất trên thế giới, có niên đại khoảng năm 1150 trước Công nguyên.

Bản đồ này là chỉ dẫn đến các mỏ đá và mỏ vàng trên sa mạc phía Đông của Ai Cập kéo dài 15km. Nó gần đạt được mức độ chi tiết như một bản đồ địa chất hiện đại, với các màu sắc khác nhau cho các loại đá khác nhau.

Những vùng rộng lớn màu đen là đá trầm tích, vùng màu hồng có đá mácma như đá granit. Ngoài ra còn có các khu vực khai thác vàng và những khu vực sỏi.

Nhờ phát hiện này, các nhà khảo cổ Ai Cập đã có thể tiếp cận gần hơn với những người thợ đã xây dựng Thung lũng các vị Vua.

Lăng Pharaoh Tutkhanumim ở Thung lũng các vị Vua. Ảnh chụp màn hình

Lăng Tutankhamun ở Thung lũng các vị Vua. Ảnh chụp màn hình

Giáo sư Fletcher giải thích: "Bản đồ có độ chính xác cao được lập cho một chuyến thám hiểm khai thác đá cụ thể, khi 8.000 người đàn ông được cử vào một thung lũng sa mạc, cách Thebes 130km để khai thác đá cho các lăng mộ hoàng gia. Điều đặc biệt ở bản đồ này là nó dẫn chúng ta đến những người bình thường được Pharaoh thuê để xây dựng lăng mộ ở Thung lũng các vị Vua".

Bản đồ được các nhà khảo cổ tại làng Deir el-Medina phát hiện. Làng Deir el-Medina là một khu định cư được xây dựng làm nơi ở của những người thợ xây lăng mộ, kiến ​​trúc sư, nghệ sĩ và người ghi chép. Một trong những người thợ xây đã tạo ra bản đồ.

Thung lũng các vị Vua đã trở thành tâm điểm của thăm dò khảo cổ học kể từ cuối thế kỷ 18. Các lăng mộ và khu chôn cất ở đây vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Lăng mộ vua Tutankhamun là phát hiện nổi tiếng nhất ở Thung lũng các vị Vua, trở thành Di sản Thế giới năm 1979 cùng với phần còn lại của Khu lăng mộ Thebes.

LAODONG.VN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top