Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Các nhóm nhân quyền cảnh báo các vụ hành hung phụ nữ ở Pakistan đang gia tăng chóng mặt

Thứ Sáu 30/07/2021 | 16:00 GMT+7

VHO- Vụ sát hại dã man một phụ nữ trẻ ở một khu phố cao cấp ở thủ đô Pakistan đã làm dấy lên tình trạng bạo lực đối với phụ nữ ở nước này.

Nhiều người cầu nguyện cho nạn nhân xấu số Noor Mukadam (Ảnh: AP)

“Đại dịch” về bạo lực phụ nữ

Những giây phút cuối đời của Noor Mukdam là những khoảnh khắc hết sức kinh hoàng. Bị đánh đập, bắn chết rồi chặt đầu, Noor Mukadam qua đời khi chỉ mới 27 tuổi. Cô là con gái của cựu Đại sứ Pakistan tại Hàn Quốc. Vụ giết hại dã man xảy ra hôm 20.7 vừa qua đã đánh những hồi chuông cảnh báo về vấn nạn bạo lực phụ nữ trong xã hội Pakistan.

Cái chết thương tâm của cô là vụ việc mới nhất trong hàng loạt các vụ tấn công phụ nữ ở Pakistan. Nơi mà các nhà hoạt động nhân quyền đang cố gắng lên án những vụ tấn công trên cơ sở giới do nhiều kẻ có tư tưởng về cực đoan tôn giáo.

Nhà hoạt động nhân quyền Tahira Abdulla cho biết, vụ án của Noor Mukdam đã làm nổi bật lên tình trạng bạo lực đang ngày càng gia tăng đối với phụ nữ Pakistan. “Nhưng không phải tất cả những vụ án bạo hành phụ nữ đều bị lên án tại đây. Noor Mukadam thuộc tầng lớp ưu tú nên vụ án của cô được nhiều người biết đến. Phần lớn phụ nữ là nạn nhân của bạo lực ở Pakistan thuộc tầng lớp trung lưu và nghèo của đất nước. Cái chết của họ thường không được báo cáo hoặc bị phớt lờ. Tôi có thể cung cấp cho các bạn một danh sách các vụ bạo hành dài hơn cánh tay của tôi diễn ra chỉ trong 1 tuần”,  Tahira Abdulla nói.

Ngoài ra, nhà hoạt động nhân quyền cũng gọi các cuộc tấn công nhằm vào phụ nữ Pakistan là một “đại dịch tội phạm tình dục”: Không ai nhìn thấy đây là một “đại dịch” thầm lặng. Cũng không ai nói về nó”.

Thực tế, vấn nạn bạo hành phụ nữ là vấn nạn hết sức nhức nhối ở Pakistan. Pakistan được biết đến là quốc gia Hồi giáo có luật pháp rất khắc nghiệt với phụ nữ. Trong tháng này, Quốc hội Pakistan đã không thông qua dự luật nhằm bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực gia đình, bao gồm cả các cuộc tấn công bởi chồng. Thay vào đó, Quốc hội chỉ yêu cầu một hội đồng hệ tư tưởng Hồi giáo cân nhắc về các biện pháp hạn chế. Đáng chú ý, đây chính là hội đồng trước đây đã nói rằng chồng được phép đánh vợ.

Theo dữ liệu thu thập được từ các đường dây nóng về bạo lực gia đình trên toàn Pakistan cho thấy, bạo lực gia đình đã tăng 200% số vụ chỉ trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 năm ngoái. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) còn cho rằng các con số thậm chí còn tồi tệ hơn kể từ sau tháng 3, khi dịch Covid-19 bùng phát. Năm 2020, Pakistan ở gần cuối bảng xếp hạng chỉ số giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Nước này chỉ đứng thứ 153 trong số 156 quốc gia, chỉ xếp sau Iraq, Yemen và Afghanistan mặc dù đã chi hàng tỷ đô la và được quốc tế chú ý trong suốt 20 năm về vấn đề giới tính ở đó. Pakistan cũng được xếp hạng là quốc gia nguy hiểm thứ 6 trên thế giới đối với phụ nữ và hiện đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các vụ án phạm tội tình dục và bạo lực gia đình.

Nhiều vụ giết hại phụ nữ ở Pakistan được gọi là “giết người vì danh dự” mà hung thủ lại chính là anh, em, cha hoặc người thân của nạn nhân là nham giới. Mỗi năm, hơn 1.000 phụ nữ bị giết hại theo cách này.

Quan chức trốn tránh trách nhiệm?

HRW khẳng định: “Các nhà chức trách đã không thiết lập được sự bảo vệ hoặc thể hiện trách nhiệm của mình đối với các hành vi lạm dụng đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bao gồm các các vụ việc liên quan đến cái gọi là “giết hại danh dự” và cưỡng bức hôn nhân”.

Các nhóm nhân quyền cũng chỉ trích mạnh mẽ Thủ tướng Pakistan Imran Khan và Chính phủ của ông. Họ nói Thủ tướng Imran Khan tôn sùng quyền tôn giáo và đang cố gắng bào chữa cho thủ phạm của các vụ tấn công phụ nữ. Tuy nhiên, Chính phủ của ông không thừa nhận vấn đề này. Bộ trưởng Thông tin Fawad Chaudhry nói rằng: “Chính phủ của Thủ tướng Imran Khan ở những nơi mà Đảng này thống trị luôn đề cao luật nhân quyền. Chúng tôi nghĩ phụ nữ ở Pakistan không được an toàn là không đúng. Chúng tôi cũng khuyến khích phụ nữ tham gia chính trị và thể thao”. Phát ngôn sau đó cũng bị phản đối do không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào.

Tháng 9 năm ngoái, một sĩ quan cảnh sát cấp cao đổ lỗi cho một phụ nữ bị cưỡng hiếp tập thể trước mặt hai đứa con của mình. Người này nói rằng cô ấy không nên đi vào ban đêm mà không có chồng của mình đi cùng. “Chính những quan điểm như vậy đã phản ánh sự gia tăng các giá trị về tôn giáo cực đoan ở Pakistan”, Amir Rana thuộc Viện Nghiên cứu Hòa Bình Pakistan cho hay.

Quay lại vụ sát hại Noor Mukadam, cảnh sát đã buộc tội Zahir Jaffar, con trai của một nhà công nghiệp giàu có với tội danh giết người. Các báo cáo sơ bộ chỉ ra rằng, người phụ nữ xấu số đã bị sát hại sau khi từ chối lời cầu hôn của hắn. Hiện chưa rõ liệu Jaffar có thuê luật sư bào chữa hay không.

Sự tàn bạo của vụ tấn công còn rõ tới mức, kẻ tấn công còn nói rằng địa vị xã hội cao của anh ta cũng đồng nghĩa với việc tên này sẽ được trả tự do. Phát ngôn trên đã khiến nhiều người dân Pakistan phẫn nộ. Họ đã tổ chức các cuộc biểu tình và cầu nguyện dưới ánh nến. Đồng thời, phát động một chiến dịch truyền thông xã hội mang tên #justicefornoor nhằm ngăn chặn các nỗ lực sử dụng ảnh hưởng và tiền bạc để đưa bị cáo ra khỏi đất nước.

Trong một bản kiến nghị lan truyền trên mạng, tác giả bài viết đã đề nghị hệ thống tư pháp của Pakistan “phải chịu trách nhiệm về vụ bạo lực”. “Chúng tôi yêu cầu công lý. Công lý phải được thực thi ngay lập tức. Chúng tôi yêu cầu công lý cho Noor Mukadam. Chúng tôi yêu cầu công lý cho tất cả phụ nữ”.

ĐÌNH TOÁN (Theo The Independent)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top