Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Olympic Tokyo 2020: Một kỳ Thế vận hội nhiều cảm xúc với người dân Nhật Bản

Chủ Nhật 08/08/2021 | 17:13 GMT+7

VHO- Nếu các VĐV được coi là trái tim của Thế vận hội Olympic, thì người dân nước chủ nhà Nhật Bản chính là “linh hồn” của sự kiện.

Tuy nhiên, “linh hồn” của Olympic Tokyo 2020 đã phần nào mất đi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trước làn sóng lây nhiễm trong cộng đồng, giới chức Nhật Bản đã ban hành lệnh cấm người dân không được phép đến nhà thi đấu theo dõi trực tiếp các cuộc so tài. Một số môn khán giả được phép vào sân với số lượng rất hạn chế đã khiến những hàng ghế khán đài không thể lấp đầy.

Các tình nguyện viên Nhật Bản chào đón phóng viên quốc tế trước lễ khai mạc Thế vận hội (Ảnh: Matthew Mohan)

Đáng tự hào, nhưng cũng đáng lo nghĩ

Olympic Tokyo 2020 là kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử khi tổ chức trong bối cảnh dịch bệnh. Mặc dù đã lùi tổ chức lại 1 năm so với kế hoạch với mong muốn đại dịch Covid-19 không gây ảnh hưởng đến khâu tổ chức thế nhưng, mọi hy vọng lại không được như mong muốn. Ngay cả khi quyết định tổ chức với các biện pháp phòng dịch được thực hiện nghiêm ngặt, sự kiện vẫn gây ra nhiều ý kiến trái triều trong người dân Nhật Bản.

Cô Nozomi Seki, một người dân sinh sống ở Tokyo cho biết: “Tôi thật sự thấy sai lầm khi cố gắng tổ chức Thế vận hội vì Nhật Bản còn chưa hoàn thành việc tiêm chủng cho hầu hết người dân. Nhiều sự kiên trong nước cũng bị hủy bỏ vậy tại sao Olympic vẫn được tổ chức?. Trong khi đó, số ca nhiễm tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Hầu hết các kênh truyền hình đều trực tiếp Thế vận hội thay vì thảo luận về đại dịch. Điều này khiến tôi khó chịu”.

Cô Seki cũng nói thêm: “Khi các VĐV giành huy chương đánh giá cao về khâu tổ chức Thế vận hội, sự tức giận trong tôi cũng vơi bớt. Tuy nhiên, tôi vẫn không chắc việc đăng cai sự kiện có phải bước đi đúng đắn vào thời điểm này hay không? Vì ít nhất, số ca mắc mới liên tục tăng trong những ngày qua khiến tôi có quyền lo lắng”.

Theo các báo cáo mới nhất mà giới chức Nhật Bản đưa ra, Nhật Bản hiện đang ghi nhận khoảng 13.000 trường hợp mắc mới trong vòng 7 ngày qua. Một mức cao chưa từng có. Những người làm công tác tổ chức Olympic cho hay, có tất cả 404 ca lây nhiễm liên quan đến Thế vận hội kể từ ngày 1.7. BTC cũng thực hiện gần 600.000 cuộc kiểm tra sàng lọc và cho thấy tỷ lệ lây nhiễm tại sự kiện là 0.02%.

Hay với chị Kio Iwai, chị chia sẻ đã từng rất vui mừng khi biết Tokyo được chọn để đăng cai Thế vận hội. Chị đã cố gắng hết sức để được đảm nhiệm vai trò trưởng nhóm dịch vụ ngôn ngữ tại Sân vận động Quốc gia Yoyogi. Nhưng, sự phấn khích của chị dường như tan biến hoàn toàn trước việc đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành. “Vào tháng 3 vừa qua, tôi được biết tôi không có khả năng được tiêm phòng trước thềm Thế vận hội vì tôi bị bệnh tiểu đường. Phương châm của tôi là cố gắng hết sức cống hiến để góp phần tổ chức một kỳ Olympic thành công, nâng cao vị thế của Nhật Bản. Và rồi, tôi phải từ bỏ nó vì không thể tự đặt mình vào rủi ro có nguy cơ lây nhiễm. Với việc Thế vận hội tiếp tục diễn ra theo kế hoạch và không có vaccine nào được cung cấp cho các tình nguyện viên, cuối cùng, tôi phải từ bỏ vai trò của mình tại sự kiện.”, chị Kio Iwai nói.

Không tham gia vào sự kiện, chị Kio vẫn rất thích viêc được xem các trận thi đấu được trực tiếp trên sóng truyền hình và gọi đây là những chương trình đỉnh cao. Dù vậy, chị vẫn cho rằng Thế vận hội không nên được tổ chức: “Đáng lẽ ra họ phải hủy bỏ hoặc hoãn việc tổ chức. Hãy xem con số ca mắc liên quan đến Olympic lần này. Tôi thấy tức giận vì các bên liên quan đã “bật đèn xanh” cho sự kiện”.

Người dân địa phương chụp ảnh bên ngoài địa điểm thi đấu leo núi ở Thế vận hội Tokyo. (Ảnh: Matthew Mohan)

Vẫn là một kỳ Thế vận hội đáng nhớ

Song song với các ý kiến không đồng tình tổ chức Olympic Tokyo 2020, vẫn còn đó sự nhiệt tình của người dân Nhật Bản dành cho Thế vận hội.

Bất chấp cái nóng gay gắt ở Tokyo những ngày hè, hàng trăm người dân Nhật Bản vẫn đứng tại một cây cầu vào hôm 1.8 để đón xem môn đua xe đạp BMX tại Công viên Thể thao Đô thị Ariake gần đó. Và khi những chiếc xe buýt chở VĐV, giới truyền thông nước ngoài đi qua những con đường ở các địa phương tổ chức thi đấu, nhiều người dân Nhật Bản vẫn mỉm cười thân thiện, vẫy tay chào đón họ.

Ông Ben Tan, một quan chức Singapore làm nhiệm vụ tại Nhật Bản nhận định: “Người Nhật rất chào đón chúng tôi và tôi tin chắc thế giới đã và đang dành nhiều lời khen cho các tình nguyện viên tại đây. Mặc dù rơi vào tình cảnh khó khăn do dịch bệnh, các tình nguyện viên vẫn làm việc hết sức chăm chỉ. Bạn biết đấy, các sự kiện như Olympic không thể nào diễn ra nếu thiếu đi các tình nguyện viên”.

Một số người dân địa phương, mặc dù còn hoài nghi về Thế vận hội nhưng sau đó cũng đã thay đổi quan điểm. Ông Yuta Namai đế từ Kanagawa mô tả: “Thế vận hội là một giải đấu tuyệt vời. Sức mạnh đoàn kết của thể thao đã được thể hiện rõ nét ở Olympic Tokyo 2020. Đây là kỳ đại hội không chỉ thành công với các VĐV Nhật Bản. Thành công đó còn là của tất cả những VĐV trên thế giới tham gia. Đại dịch gây ra nhiều bất tiện nhưng tôi hiểu với quyết định cấm khán giả đến sân. Thật đáng buồn với các VĐV khi không có sự cổ vũ của công chúng nhưng vì sự an toàn của khán giả và của VĐV”.

Với anh Shotaro Ueno, một sinh viên Nhật Bản, anh từng không chắc chắn với việc đăng cai Thế vận hội. Thế nhưng, sau những gì đã diễn ra, anh khẳng định việc tổ chức là hoàn toàn đúng đắn: “Thành thật mà nói, ban đầu tôi rất nghi ngờ. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ việc đăng cai Olympic là việc nên làm. Đó là bởi tôi đã rất xúc động khi chứng kiến các VĐV Nhật Bản và VĐV nước khác thi đấu hết mình. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn trải nghiệm một Thế vận hội không có Covid-19”.

Thực tế, việc tổ chức Olympic Tokyo 2020 vẫn là đề tài gây tranh cãi trong xã hội Nhật Bản. Tuy vậy, không thể phủ nhận đây là một trong những kỳ Thế vận hội đong đầy cảm xúc nhất. Sự nỗ lực của nước chủ nhà Nhật Bản trong khâu tổ chức đã khiến thế giới phải nể phục.

Có lẽ, thật không quá khi nói đây là kỳ Thế vận hội có “một không hai”. Một kỳ Olympic không khán giả, một kỳ Olympic với liên tiếp các kỷ lục bị phá sâu chắc chắn sẽ để lại những cảm xúc đong đầy cho khán giả thế giới.

ĐÌNH TOÁN (Theo Channel News Asia)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top