Nhiều triển vọng cho ngành khách sạn

VHO- Chưa biết đến bao giờ dịch bệnh Covid-19 mới được khống chế và ngành Du lịch tiếp tục rơi vào cơn khủng hoảng triền miên như thời gian qua. Tuy nhiên, theo đánh giá thị trường khách sạn Việt Nam vẫn được định vị tốt khi nhu cầu “du lịch trả thù” trở lại sau đại dịch.

Nhiều triển vọng cho ngành khách sạn - Anh 1

 19 khách sạn ở Hà Nội được chọn là nơi cách ly tập trung

Tiếp tục nếm mùi thua lỗ

Báo cáo phân tích thị trường ở Việt Nam của Savills - Tập đoàn cung cấp dịch vụ bất động sản hàng đầu trên thế giới, quý II.2021 cho biết, làn sóng dịch Covid-19 cuối tháng 4 đã đẩy công suất phòng quý II xuống còn 27%. Tuy nhiên, công suất thị trường vẫn tăng 6 điểm phần trăm theo năm do giãn cách xã hội giai đoạn này được nới lỏng hơn so với cùng kỳ năm trước.

Tổng nguồn cung ở Hà Nội ổn định với 10.120 phòng từ 17 khách sạn 5 sao, 17 khách sạn 4 sao và 32 khách sạn 3 sao. Khách sạn 5 sao chiếm tới 54% trong nguồn cung phòng khách sạn toàn thành phố đang hoạt động và đồng thời dẫn đầu với doanh thu phòng trung bình đạt 28 USD/phòng/đêm nhờnhóm khách chính làkhách công tác vàkhách lưu trú dài ngày. Tới cuối quý II, 5 khách sạn 3 sao cung cấp 315 phòng đang tạm đóng cửa do dịch Covid-19 và để sửa chữa, trong khi 19 khách sạn 3-5 sao được chọn làm địa điểm cách ly. Báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm 2021 của Savills Việt Nam cũng cho thấy, giáphòng khách sạn tại Hà Nội trung bình đạt 77 USD/phòng/đêm, tăng 1% theo quýnhưng giảm 9% theo năm. Du khách tới HàNội trong nửa đầu năm hầu hết làkhách nội địa, đạt 2,9 triệu khách, giảm 25% theo năm.

Trong khi đó, ở thị trường TP.HCM, trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, các biện pháp giãn cách khiến cho nhu cầu lưu trúkhách sạn sụt giảm, với 17 khách sạn buộc phải tạm ngưng hoạt động. Nguồn cung giảm 11% theo quý ở cả ba phân khúc, còn 13.400 phòng với 103 khách sạn hoạt động. Tuy nhiên, nguồn cung tăng 7% theo năm, với 28 khách sạn hoạt động trở lại, một nửa trong số đó được sử dụng làm cơ sở cách ly tập trung có tính phí. Nhu cầu cách ly và khách trong nước tiếp tục tăng. Trong quý II, có 8 khách sạn cách ly mới đi vào hoạt động, nâng tổng số khách sạn làm cách ly lên 25, cung cấp hơn 3.000 phòng.

Bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý bộ phận nghiên cứu TP.HCM của Savills cho rằng: “Rất nhiều khách sạn tầm trung được sử dụng làm cơ sở cách ly tập trung có phí. Công suất quýII đạt 18%, tăng nhẹ 1% theo quý, do nguồn cung giảm. Tình hình hoạt động có sự cải thiện khi nhiều khách sạn đăng ký làm cơ sở cách ly có thu phí. Nhìn chung, phân khúc khách sạn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam được định vị tốt trong khu vực cho nhu cầu “du lịch trả thù” sau đại dịch”.

Kỳ vọng vào thị trường nghỉ dưỡng

Rõ ràng phía trước ngành Du lịch vẫn rất mù mịt nhưng chuyên gia Savills tin rằng, ngành khách sạn hứa hẹn nhiều triển vọng sau đại dịch. Nguồn cung tăng lên cùng với sự tự tin từ việc triển khai tiêm vắcxin và kế hoạch thí điểm sử dụng hộ chiếu vắcxin ở PhúQuốc sẽ là bước tiến quan trọng cho ngành Du lịch thời gian tới.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Thịtrường khách sạn HàNội hiện đang đối phó trước đại dịch với công suất chỉ đạt 27%. Nhiều hy vọng cho sựtrởlại của ngành Du lịch, khi việc triển khai tiêm vắcxin sẽgiúp du lịch quốc tếđược mởcửa. Tại Mỹ, các khách sạn đang gặp khó khăn sau khi mở cửa trở lại do thiếu hụt nhân viên và chuỗi cung ứng. Cùng với đó là việc giá phòng tăng do nguồn cầu lớn, kỳ vọng của khách hàng cũng tăng. Tại châu Âu, du lịch các nước đang được cải thiện và đang có những mô hình, quy trình được tính toán thử nghiệm. Nhiều khách sạn đang mở cửa và chỉduy trì1/3 số lượng nhân viên hoặc luân chuyển nhân viên, dẫn tới sự thiếu hụt nhân lực khi thị trường trở lại. Đây là một số điểm đáng lưu ý của thị trường đi trước, đòi hỏi thị trường trong nước cần có sự chuẩn bị cẩn trọng, bởi nếu không, Việt Nam hoàn toàn có thể trải qua các khó khăn tương tự”.

Tại Hà Nội, từ nay đến năm 2023, dự kiến có thêm 14 khách sạn mới sẽ được đưa vào thị trường với gần 2.600 phòng. Các khách sạn quốc tếsẽtiếp tục gia nhập thị trường, cung cấp gần 1.300 phòng tương đương với 48% nguồn cung tương lai, bao gồm những thương hiệu lớn nhưEastin, Grand Mercure, Fairmont, Four Seasons, Lotte, Dusit vàWink. Khu vực nội thành sẽđóng góp lớn nhất vào nguồn cung tương lai với 1.200 phòng từ7 khách sạn, theo sau làkhu phía Tây với 36% nguồn cung tương lai. Trong năm 2021, Hà Nội có 3 dựán 3-5 sao được dựtính sẽcung cấp trên 500 phòng.

Về triển vọng đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nghỉdưỡng tại Việt Nam nói chung, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Nhiều nhà đầu tư quốc tế đã bày tỏ sự quan tâm tới phân khúc bất động sản nghỉdưỡng và khách sạn chất lượng cao, đối với cả các dự án đang hoạt động hoặc đang trong quá trình phát triển. Sở dĩ có sóng đầu tư này vào thị trường là bởi các nhà đầu tư có niềm tin và có cái nhìn dài hạn về tiềm năng phục hồi của thị trường nghỉdưỡng tại Việt Nam sau dịch, khi tình hình được kiểm soát, du lịch nội địa hoạt động trở lại và thị trường quốc tế được mở cửa”. 

 NGUYỄN ANH

Ý kiến bạn đọc