Phao cứu sinh trong "bão" Covid 19

VHO- Trong hơn 2 tháng nay, Australia buộc phải triển khai liên tiếp các đợt phong tỏa tại nhiều địa phương, nhằm hạn chế đà lây lan của virus SARS-CoV-2, khiến đời sống của một bộ phận người dân rơi vào cảnh thiếu thốn. Nhờ cách thức vận hành linh hoạt, mạng lưới ngân hàng thực phẩm từ thiện của nước này đã tích cực đồng hành cùng nhiều người dân xứ sở chuột túi vượt qua đại dịch.

Phao cứu sinh trong

 Các đợt phong tỏa vì Covid-19 tại Australia khiến cuộc sống của nhiều người dân gặp khó khăn Ảnh: AFP

 Được biết đến là tổ chức cứu trợlương thực lớn nhất của Australia, Foodbank thực hiện cung cấp hơn 70% lượng thực phẩm cho các tổ chức từ thiện trên toàn quốc. Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, vai trò của ngân hàng thực phẩm này càng trởnên quan trọng, giúp đảm bảo cuộc sống cho hàng trăm nghìn người khó khăn tại Australia. Theo giám đốc điều hành Foodbank Brianna Casey, đây là một trong những tổ chức trong mạng lưới ngân hàng thực phẩm toàn cầu, có nhiều chương trình đặc biệt phù hợp để củng cố chuỗi cung ứng của mình. Đặc biệt, khi chuỗi phân phối hàng hóa bị đứt gãy bởi dịch Covid-19, “chúng tôi phải chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn thực phẩm thiết yếu để cứu trợ bất chấp phong tỏa, đóng biên hay tình trạng hoảng loạn mua sắm”, bà Brianna Casey cho hay.

Thực tế trước đại dịch, trong một số thời điểm nhất định đãcó khoảng 20% người dân Australia gặp khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực. Còn thông thường, khoảng 815.000 người được Foodbank cung cấp thực phẩm. Khi đại dịch ập đến, nhu cầu hỗ trợthực phẩm đã tăng trung bình 47%, nhất làsinh viên quốc tế và lao động phổ thông. Theo báo cáo của Foodbank Hunger, năm 2019, Australia có khoảng 15% dân số cần hỗ trợ thực phẩm ít nhất một lần mỗi tuần. Năm 2020, con số này đã tăng lên 31% và Foodbank đãcung cấp 87,9 triệu bữa ăn cho những người gặp khó khăn. Bên cạnh thực phẩm, khoảng 10% đồ mà Foodbank hỗ trợ là các mặt hàng thiết yếu khác, như kem đánh răng, bột giặt…

Thông thường, Foodbank phân phối hàng cứu trợ thông qua mạng lưới 2.600 đối tác từ thiện, từ những tên tuổi lớn như Hội Chữ thập đỏ, cho đến các trung tâm tạm trú cho nạn nhân bạo lực gia đình ở địa phương... Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức từ thiện này phụ thuộc vào lực lượng tình nguyện viên, đặc biệt là người cao tuổi, nhóm có nguy cơ cao cần được bảo vệ trong đại dịch. Bởi vậy, Foodbank đã thay đổi cách thức hỗ trợ để phù hợp với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong một số trường hợp, Foodbank đã chuyển sang dịch vụ giao hàng tận nhà. Còn ở Melbourne, tổ chức này mở các cửa hàng lưu động cho sinh viên quốc tế trên phố LaTrobe. Hay trong đợt phong tỏa thứtư và thứ năm ở bang Victoria, Foodbank cũng mở kho để người dân trực tiếp vào nhận thực phẩm cứu trợ. Bà Brianna Casey chia sẻ: “Những gì chúng tôi thấy là số lượng lớn các gia đình cần hỗ trợ. Trước đây, chúng tôi chưa từng hỗ trợ với mô hình như vậy, mà thường giới thiệu họ đến các tổ chức từ thiện. Nhưng giờ họ cần được giúp đỡ một cách nhanh chóng”.

Trong bối cảnh nhu cầu hỗ trợ thực phẩm tăng mạnh ở các địa phương bị phong tỏa vìCovid-19, các nhóm hoạt động của Foodbank cũng phải hoạt động hết công suất để đảm bảo hàng cứu trợ cho những người yếu thế. Chỉ tính riêng ở New South Wales (NSW), Foodbank phải chuẩn bị 2.500-3.500 giỏ thực phẩm cứu trợ mỗi ngày, tương đương với số thực phẩm họ chuẩn bị cho một tuần trước phong tỏa. Đáng nói là, những nỗi e ngại, xấu hổ khi phải sử dụng đồ từ thiện dường như biến mất khi dịch Covid-19 bùng phát. BàBrianna Casey bày tỏ: “Tôi nghĩ rằng người Australia đã có thay đổi tích cực trong quan điểm về an ninh lương thực và tôi thật sự phải xem đó như một lợi ích màđại dịch đem lại”.

Nếu như trước đại dịch, “Foodbank như một chính sách bảo hiểm màkhông ai nghĩ mình cần có”, thế nhưng đây lại được xem là“phao cứu sinh” trong “bão” Covid-19 của hàng trăm nghìn người. Với những ý nghĩa xã hội thiết thực, ngân hàng thực phẩm từ thiện đã khẳng định vai trò quan trọng trong nỗ lực an sinh của Australia giữa đại dịch. Đây cũng là một mô hình cứu trợtích cực, đểnhiều quốc gia tham khảo áp dụng, nhằm giảm thiểu khó khăn cho các đối tượng yếu thế trong mùa dịch bệnh. 

HI MINH

Ý kiến bạn đọc