Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Cần cân nhắc khi thay đổi các danh hiệu thi đua về văn hoá

Thứ Bảy 23/10/2021 | 15:05 GMT+7

VHO-Phát biểu trong phiên thảo luận của Quốc hội vào sáng 23.10, một số đại biểu không đồng tình với việc dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) thay thế các danh hiệu thi đua về văn hoá thành danh hiệu thi đua tiêu biểu.

Theo Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày vào sáng 23.10, điều 17 qui định về danh hiệu thi đua đối với tập thể và gia đình trong đó có các danh hiệu thi đua “tiêu biểu” thay vì “văn hoá” như trước. Cụ thể sẽ có các danh hiệu “thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố... tiêu biểu” thay vì danh hiệu “thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá” như trước. Danh hiệu thi đua đối với gia đình cũng sẽ thay đổi từ danh hiệu “Gia đình văn hoá” thành “Gia đình tiêu biểu”…

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình này Tờ trình dự án Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Tại điều 27 của dự thảo Luật này cũng qui định, danh hiệu “thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố tiêu biểu” được xét tặng cho thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương tiêu biểu, dẫn đầu trong các thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương thuộc xã, phường, thị trấn đạt các tiêu chuẩn sau: Dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Dẫn đầu trong phát triển kinh tế, xã hội; Dẫn đầu trong xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú ở khu dân cư; Dẫn đầu về giữ vững trật tự, an toàn - xã hội.

Điều 28 Luật này qui định, danh hiệu “Gia đình tiêu biểu” được xét tặng cho gia đình văn hoá tiêu biểu nhất trong các thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương đạt các tiêu chuẩn sau: Gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; thường xuyên tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ cơ sở của việc đổi tên các danh hiệu thi đua về văn hoá

Trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh đề nghị, Ban soạn thảo làm rõ: Cơ sở của việc đổi tên, nội hàm, phạm vi, tính chất và cấp độ của “tiêu biểu”; Làm rõ mối quan hệ giữa danh hiệu thi đua “gia đình tiêu biểu” và “gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội” (là đối tượng được bổ sung hình thức khen thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (khoản 6, Điều 72), “Bằng khen của cấp bộ, ban, ngành, tỉnh” (khoản 5 Điều 73).

Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thanh không đồng tình với việc thay đổi các danh hiệu

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật này, bà Nguyễn Thị Thanh – Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, không nên thay đổi các danh hiệu này. “Như việc xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Với nhiều gia đình khi nhận được danh hiệu “Gia đình văn hoá”, họ rất tự hào. Bởi nội hàm của danh hiệu đó đã toát lên được rằng gia đình đó có cha mẹ, con cái hoà thuận, không vi phạm pháp luật, sống có trên, có dưới, có nề nếp gia phong, con cái học hành phương trưởng. Trong khi nếu để danh hiệu “tiêu biểu” thì người ta chưa hiểu "tiêu biểu" cái gì, nội hàm ra sao. Vì thế theo tôi không nên thay đổi các danh hiệu này bởi danh hiệu cũng là định hướng cho hoạt động, cho sự phát triển của xã hội mà "gia đình chính là tế bào của xã hội. Như các dại biểu đã nói, cái còn lại cuối cùng với một dân tộc chính là văn hoá vì thế tôi nghiêng về phương án giữ lại các danh hiệu về văn hoá”, bà Thanh nêu quan điểm.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc kỹ

Góp ý về dự thảo Luật này tại các điều từ 26-28, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng (Đoàn Kon Tum) nhấn mạnh, đây thực chất chỉ là thay đổi tên gọi các đơn vị văn hóa đã có quy định từ trước. Cách đây 21 năm, trên tinh thần tự nguyện, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phát động thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Sau quá trình thực hiện, vẫn trên một nguyên tắc tự nguyện, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 122 quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa ”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.  Trong Nghị định này, Chính phủ  đưa ra các tiêu chí bình chọn rất rõ ràng, cụ thể. Quá trình thực hiện cũng cho thấy, các làng, gia đình đạt các tiêu chí đó đều điển hình.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, bên cạnh đó thì khi bình xét vẫn có lúc, có đơn vị, còn dễ dãi nhưng nếu chỉ vì như vậy mà chúng ta chuyển hướng tên gọi danh hiệu này thay bằng tên gọi khác thì cần cân nhắc kỹ…

THU SÂM; ảnh: TRẦN HUẤN

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top