Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Đưa công tác pháp chế của Bộ VHTTDL ngày càng đi vào chiều sâu

Thứ Sáu 05/11/2021 | 10:32 GMT+7

VHO- Ngày 5.11, Bộ VHTTDL tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Vụ Pháp chế. Nhân dịp này, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, Ủy viên Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã trao đổi với Văn Hóa về ý nghĩa và chuỗi hoạt động của Bộ VHTTDL triển khai, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy  Ảnh: TRẦN HUẤN

 Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn ngành về mục đích, ý nghĩa cũng như khẳng định vai trò của Ngày Pháp luật Việt Nam, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, xin Thứ trưởng cho biết về những nội dung Bộ VHTTDL đã triển khai để hưởng ứng sự kiện quan trọng này?

- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Thực hiện hướng dẫn của Bộ Tư pháp, từ đầu năm 2021, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ về nội dung triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021.

Năm 2021 được Chính phủ xác định là năm của thể chế, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với tinh thần coi nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thể chế là một trong ba đột phá chiến lược. Bộ VHTTDL đã nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác trong các lĩnh vực, trong đó có pháp chế. Nội dung trọng tâm hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2021 của Bộ VHTTDL được xác định là hoàn thiện thể chế, pháp luật đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Thực hiện phương châm “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, công tác pháp chế và các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam của Bộ VHTTDL đã đạt được nhiều kết quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội.

Đến thời điểm này, Bộ VHTTDL đã trình Chính phủ ký ban hành 3 Nghị định, ban hành 11 Thông tư; đang tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), xây dựng dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, 5 Nghị định có liên quan. Đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa, gia đình theo từng giai đoạn được thường xuyên đánh giá, tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả.

Công tác rà soát, hệ thống hóa pháp luật được đặc biệt quan tâm. Năm 2021, Bộ đã tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa, quy định pháp luật về danh hiệu và khen thưởng đối với NSND, NSƯT... Bộ cũng đã chủ động rà soát quy định trong từng lĩnh vực quản lý để xác định sự tương thích với các Điều ước quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP...

Năm 2021 cũng là năm mà Bộ VHTTDL thực hiện nhiều công việc rà soát theo yêu cầu của Chính phủ, Tổ công tác của Chính phủ, các Bộ, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tính đến hết tháng 10.2021, Bộ đã rà soát khoảng 900 lượt văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đặc biệt là các quy định gắn với tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân của ngành.

Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai mạnh mẽ, với những hình thức phù hợp như: Tuyên truyền, giới thiệu pháp luật; tổ chức các Hội nghị phổ biến pháp luật; Hội nghị đánh giá việc thực hiện pháp luật và phổ biến, tập huấn kỹ năng công tác pháp chế hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2021... Bộ cũng đã in một số tài liệu văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực VHTTDL để phát hành đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các địa phương.

 Vụ Pháp chế Bộ VHTTDL tặng sách và phổ biến pháp luật tại cơ sở

 Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trong thực tiễn đã góp phần nâng cao nhận thức về thực thi pháp luật, nhân rộng những điển hình và đẩy lùi vi phạm như thế nào, thưa Thứ trưởng?

- Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ; các Sở VHTTDL; Sở VHTT; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2021 và tăng cường thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức toàn ngành về mục đích, ý nghĩa cũng như khẳng định vị trí, vai trò của Ngày Pháp luật Việt Nam, khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, từ đồng bằng đến miền núi đã triển khai chuỗi hoạt động hưởng ứng với nội dung, hình thức mới, sinh động, hiệu quả. Thông qua đó đã nâng cao giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật; hình thành và nhân rộng những nhân tố, mô hình điểm trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn xã hội... Một số địa phương tích cực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật cũng như tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2021 như Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Kon Tum...

Tại các địa phương, hệ thống giải pháp để tăng cường thực thi pháp luật được triển khai đồng bộ. Trong đó, tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực thi pháp luật; hoàn thiện thể chế, chính sách, góp phần nâng cao thực thi pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tăng cường nguồn nhân lực, đảm bảo các điều kiện tổ chức thực thi pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thi hành pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí và của người dân đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.

 Tập huấn và giao lưu với Sở VHTTDL Nam Định năm 2020

Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục triển khai những nhiệm vụ trọng tâm nào để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, thưa Thứ trưởng?

- Trong thời gian tới, công tác pháp chế của Bộ sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể là: Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của công tác theo Kế hoạch, sẵn sàng phương án thích ứng với điều kiện bình thường mới; Tập trung nâng cao chất lượng văn bản pháp luật gắn với tổ chức thực thi pháp luật có hiệu quả; Đẩy mạnh triển khai Đề án tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa, gia đình giai đoạn 2021-2026, bảo đảm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế nhằm thực hiện tốt mục tiêu kép trong bối cảnh phòng, chống Covid-19. Kịp thời tham mưu, xử lý những vấn đề về pháp lý đặt ra trong hoạt động của Bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Chúng tôi cho rằng cần tiếp tục nỗ lực, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục hạn chế cũng như huy động trí tuệ tập thể, sự đoàn kết nhất trí, tích cực, chủ động. Bên cạnh đó, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo; sự ủng hộ, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, các đồng nghiệp trong và ngoài Bộ là hết sức quý báu và cần thiết, giúp công tác pháp chế của Bộ VHTTDL ngày càng đi vào nề nếp, có chiều sâu, tham mưu được những nội dung chất lượng, góp phần quan trọng vào kết quả công việc chung của Bộ.

 Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

 Trong thời gian tới, công tác pháp chế của Bộ sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể là: Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của công tác theo Kế hoạch, sẵn sàng phương án thích ứng với điều kiện bình thường mới; Tập trung nâng cao chất lượng văn bản pháp luật gắn với tổ chức thực thi pháp luật có hiệu quả;

Đẩy mạnh triển khai Đề án tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa, gia đình giai đoạn 2021-2026, bảo đảm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế nhằm thực hiện tốt mục tiêu kép trong bối cảnh phòng, chống Covid-19. Kịp thời tham mưu, xử lý những vấn đề về pháp lý đặt ra trong hoạt động của Bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

(Thứ trưởng TRỊNH THỊ THỦY)

 

 Nỗ lực đưa những quy định pháp luật vào thực tiễn cuộc sống

Vụ Pháp chế được thành lập từ năm 1995, là một trong những Vụ được thành lập sớm trong khối Vụ Pháp chế của các Bộ, ngành. Năm 2015, Vụ Pháp chế vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và năm nay, sau 26 năm xây dựng và trưởng thành, chúng tôi đón nhận niềm vui lớn là Huân chương Lao động hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Nhà nước trao tặng. Niềm vinh dự và tự hào càng được nhân lên khi lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được tổ chức cùng với Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021của Bộ VHTTDL. Đây là thành quả của những nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ lãnh đạo, công chức Vụ Pháp chế trong thời gian qua. Chúng tôi cũng nhận thức rõ những thành quả này có được còn nhờ vào sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ VHTTDL, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và tổ chức pháp chế của các Bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan.

Vừa là niềm vinh dự, nhưng với chúng tôi cũng là trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với phần thưởng mà Nhà nước trao tặng. Nhân dịp này, thay mặt toàn thể công chức Vụ Pháp chế, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các đồng chí lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo tổ chức pháp chế của các Bộ, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan đã luôn chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ công tác pháp chế ngành VHTTDL.

Trong thời gian tới, phát huy những kết quả đạt được, Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL) tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất, tiếp tục tham mưu nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về VHTTDL, bảo đảm thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các Nghị quyết, Chỉ thị có liên quan. Để làm được việc này, cần thường xuyên đánh giá, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành pháp luật, tiếp nhận thông tin phản ánh từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp. Hiện Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã phê duyệt chủ trương trong giai đoạn 2021-2026, nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 5 dự án Luật và 8 Nghị định trong lĩnh vực VHTTDL.

Thứ hai, tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật nhằm đưa các quy định pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Đây hiện đang là khâu yếu trong quá trình quản lý, điều hành nói chung mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã chỉ ra. Để làm được điều này, cần có những giải pháp đồng bộ như: Tiếp tục phổ biến, giáo dục pháp luật; bố trí nguồn lực hợp lý cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật để kịp thời xử lý vi phạm… Thứ ba, tham mưu, xử lý những vấn đề về pháp lý đặt ra trong hoạt động quản lý của Bộ nhằm có giải pháp chính sách kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

(ÔNG LÊ THANH LIÊM, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ VHTTDL)

 

BẢO NGÂN (thực hiện)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top