Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Điện ảnh Việt Nam: Vượt qua thách thức trong hội nhập

Thứ Tư 08/12/2021 | 10:41 GMT+7

VHO- Đại dịch Covid-19 bùng nổ khiến các rạp chiếu phải ngừng hoạt động, thị phần phổ biến phim trên các nền tảng trực tuyến phát triển mạnh mẽ, qua đó làm thay đổi cơ bản khái niệm: Điện ảnh chỉ có thể được trải nghiệm ở rạp và phim đã chiếu trên không gian mạng sẽ không thể quay lại rạp.

 Netflix đã đặt chân vào Việt Nam và chính thức nâng thị trường xem phim trực tuyến của nước ta lên một tầm cao mới

 Trong bối cảnh hội nhập và công nghệ phát triển, những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển của điện ảnh là gì và giải quyết ra sao? Những câu hỏi đó sẽ được đưa ra tại Hội nghị - Hội thảo Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, do Bộ VHTTDL tổ chức vào sáng nay 8.12.

Còn đó nhiu thách thc

Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành năm 2013, qua 7 năm thực hiện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần xây dựng môi trường văn hóa và quảng bá văn hóa Việt Nam.

Giai đoạn 2013-2020 là thời điểm điện ảnh Việt Nam có sự thay đổi sâu sắc, đó là sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất, phát hành và phổ biến phim. Cùng với đó là sự xuống cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng của các rạp chiếu phim và hãng phim nhà nước; sự gia tăng của các doanh nghiệp sản xuất phim tư nhân, với đa phần là các bộ phim thương mại và giải trí. Những tác phẩm điện ảnh được tài trợ, đặt hàng sản xuất phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, từng là dòng chủ lưu, gương mặt đại diện của điện ảnh Việt Nam thì đến nay cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Quá trình hội nhập quốc tế về điện ảnh thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Hệ thống rạp với cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại được xây dựng tại nhiều thành phố lớn. Số lượng phim nước ngoài chiếu tại Việt Nam cũng tăng mạnh, chiếm hơn 70%. Xu hướng sản xuất phim remake phát triển và bước đầu thành công về doanh thu. Điện ảnh Việt Nam cũng có những dấu ấn nhất định trong các hoạt động hợp tác quốc tế, góp mặt ở hầu hết các LHP quốc tế uy tín trên thế giới.

Theo Bộ VHTTDL, xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ trong hoạt động điện ảnh trên thế giới đã biến các thị trường điện ảnh quốc gia trở thành một bộ phận không thể tách rời của thị trường điện ảnh quốc tế, đòi hỏi các nền điện ảnh chủ động hội nhập toàn diện và tạo vị thế bằng bản sắc văn hóa của mình. Phương thức phát hành và phổ biến phim truyền thống đã có nhiều thay đổi, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, các rạp chiếu phim phải ngừng hoạt động, thị phần phổ biến phim thông qua các nhà phát hành phim trên các nền tảng ứng dụng trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ như: Netflix, Amazone, Disney…

Trong bối cảnh đó, Luật Điện ảnh hiện hành và các văn bản liên quan chưa bắt kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng của điện ảnh thế giới, như chưa quy định cụ thể phương thức quản lý phát hành phim qua vệ tinh, trên Internet đối với các nhà phát hành có máy chủ đặt tại Việt Nam, cũng như chưa đề cập đến phương thức phát hành phim xuyên biên giới. Trên thực tế, đây là phương thức phát hành phổ biến trên thế giới, mới được đưa vào Việt Nam trong những năm gần đây, song đã phát triển mạnh mẽ thông qua những nhà phát hành lớn như Netflix, Amazon prime video...

Nhà nước dù đã có những chính sách tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp điện ảnh tư nhân từ đầu những năm 2000, nhưng nguồn lực đầu tư vẫn còn thấp. Từ năm 2011, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa không còn hỗ trợ cho lĩnh vực điện ảnh nên việc đầu tư trang thiết bị cho rạp chiếu phim, máy chiếu lưu động, xe chiếu bóng lưu động... tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi điều kiện kinh tế, ngân sách của nhiều địa phương còn rất khó khăn.

Đưa đin nh thành ngành công nghip văn hóa mũi nhn

Thực hiện Chiến lược sau 7 năm đã mang lại diện mạo mới cho điện ảnh Việt. Phim Việt đã đạt được tiến bộ đáng ghi nhận về nội dung và chất lượng nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường điện ảnh. Số lượng phim truyện chiếu rạp từ năm 2014 - 2020 đã đạt và vượt chỉ tiêu là 36 - 40 phim/năm. Số lượng phim hoạt hình, phim tài liệu, phim khoa học do Nhà nước đặt hàng sản xuất cũng vượt chỉ tiêu 2 - 3 phim/tháng.

Nhiều bộ phim đóng vai trò quảng bá điện ảnh, thúc đẩy phát triển du lịch, như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, doanh thu 80 tỉ đồng, lập doanh thu kỷ lục cho phòng vé tại Việt Nam ở thời điểm phát hành, đồng thời làm tăng vọt lượng du khách đến Phú Yên… Hệ thống rạp chiếu phim, số lượng phòng chiếu, đầu tư máy chiếu phim công nghệ kỹ thuật số hiện đại trong thời gian qua phát triển mạnh mẽ... Việc đầu tư trang thiết bị chiếu phim kỹ thuật số cho đội chiếu phim lưu động ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đáp ứng được khoảng 50% mục tiêu đề ra tại Chiến lược...

5 năm trở lại đây, bên cạnh dòng phim tài trợ, đặt hàng của Nhà nước, hoạt động sản xuất phim trong khối doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh, nhiều tác phẩm mang đậm bản sắc dân tộc, chất lượng nghệ thuật cao đã giành được giải thưởng quốc gia và quốc tế. Đi cùng với chất lượng, phim Việt đã xuất hiện những tác phẩm có doanh thu cao, cạnh tranh bình đẳng với phim ngoại nhập, đem lại tín hiệu khả quan cho công nghiệp điện ảnh. Có thể kể đến: Bố già, Hai Phượng, Cua lại vợ bầu, Mắt biếc, Em chưa 18, Gái già lắm chiêu, Lật mặt: 48h...

Hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế có nhiều khởi sắc, thể hiện qua các sự kiện điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài, các sự kiện điện ảnh quốc tế. Với mục tiêu giới thiệu điện ảnh Việt Nam ra quốc tế, từ năm 2010 đến nay, điện ảnh Việt Nam đã tham gia 148 LHP quốc tế; tổ chức 48 chương trình giới thiệu phim Việt Nam ra nước ngoài...

Tuy nhiên, thông qua việc triển khai Chiến lược trong thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, như: Chưa xây dựng được các cơ chế, chính sách phù hợp và đồng bộ để phát triển công nghiệp điện ảnh; chưa có quy định phù hợp khi hoạt động điện ảnh chuyển sang công nghệ số ở cả ba lĩnh vực sản xuất, phát hành và phổ biến phim, đặc biệt phương thức phổ biến phim trên không gian mạng ngày càng phát triển mạnh... Bản quyền điện ảnh ở Việt Nam những năm qua xảy ra nhiều vụ việc, tình trạng đánh cắp bản quyền của các trang web phim đã gây thiệt hại không nhỏ cho các đơn vị sản xuất, phát hành...

Thực hiện Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2030, Bộ VHTTDL nhấn mạnh, trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp được đề ra tại Chiến lược. Trong đó, phát triển điện ảnh vừa là ngành nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại, hội nhập, mang đậm bản sắc dân tộc, phục vụ tốt nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Từng bước phấn đấu xây dựng ngành điện ảnh Việt Nam trở thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo vị thế trên trường quốc tế. 

 BO NGÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top