Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Để những giai điệu Xòe Thái mãi bay bổng trên các bản mường Tây Bắc

Thứ Sáu 17/12/2021 | 09:04 GMT+7

VHO- Niềm vui của cộng đồng thực hành Nghệ thuật Xòe Thái ở 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái có mặt tại đầu cầu Việt Nam như vỡ òa khi tại Paris (Pháp), Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO thông báo đã chính thức ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 17h11 ngày 15.12 (giờ Việt Nam) đã ghi dấu mốc Xòe Thái trở thành di sản thế giới.

 Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương cùng các đại biểu chứng kiến giây phút vinh danh tại đầu cầu Việt Nam

 Điều đặc biệt là từ đầu cầu Paris, chứng kiến sự đón nhận trang trọng của Việt Nam, đại diện Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã chia sẻ với niềm vui của cộng đồng người Thái, khẳng định sự tự hào với thành tích của Việt Nam và ghi nhận hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái là một trong những hồ sơ được chuẩn bị tốt nhất.

Xòe Thái đáp ng đ 5 tiêu chí đ ghi danh

Xòe là một loại hình vũ đạo của Việt Nam với những động tác biểu tượng cho các hoạt động của con người và được thực hành trong nghi lễ, văn hóa, đời sống, và công việc. Là biểu trưng cho khát vọng về sức khỏe và hòa hợp của cộng đồng, Xòe trở thành biểu tượng của lòng hiếu khách và như là một dấu ấn văn hóa quan trọng của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.

Theo Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Di sản Xòe Thái đi kèm cùng với âm nhạc của các nhạc cụ như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính. Cộng đồng người Thái cùng nhau gánh vác trách nhiệm và có vai trò khác nhau trong việc tổ chức thực hành Xòe. Xòe được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng tới tất cả mọi người, với mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Xòe Thái cởi mở cho tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp và tộc người.

Ở cấp độ địa phương, sự ghi danh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Xòe Thái, cũng như về di sản văn hóa nói chung của cộng đồng. Sự ghi danh sẽ thúc đẩy trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thế hệ và thực hành di sản trong đời sống đương đại. Ở cấp độ quốc gia, sự ghi danh nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của những truyền thống vũ đạo tương tự trong các vùng khác ở Việt Nam; tăng thêm niềm tự hào về bản sắc văn hóa và phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Sự ghi danh khẳng định chính sách bảo vệ và tôn trọng các biểu đạt văn hóa. Ở cấp độ quốc tế, sự ghi danh nâng cao tầm nhìn về di sản văn hóa phi vật thể nói chung; tăng cường đối thoại giữa các đội văn nghệ và cộng đồng người Thái, đồng thời cũng góp phần làm cho nhiều biểu đạt sáng tạo văn hóa được chú trọng.

Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ được cộng đồng người Thái tiến hành một cách sâu rộng tại bốn tỉnh. Các nghệ nhân truyền đạt tri thức về Xòe cho người học và nỗ lực khôi phục một số điệu Xòe. Chính phủ đã thông qua và sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa, có cả một chương về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Chính phủ vinh danh các nghệ nhân và hỗ trợ về mặt tài chính, hợp tác tổ chức ngày hội văn hóa, hội diễn và hội thi. Nhiều biện pháp bảo vệ được đề xuất, bao gồm truyền dạy thông qua hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy, nghiên cứu, kiểm kê và tư liệu hóa. Tất cả các biện pháp đều có sự hợp tác với các nghệ nhân và người thực hành. Những người đại diện cộng đồng cũng tham gia vào quá trình xây dựng hồ sơ ghi danh và nhận diện, đề xuất các biện pháp bảo vệ.

Theo Ủy ban Liên Chính phủ, hồ sơ đề cử thể hiện sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong nghiên cứu, tư liệu hóa và kiểm kê. Quá trình làm hồ sơ có sự tham gia của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các Sở VHTTDL, kết hợp với đại diện của các đội văn nghệ ở các làng bản, huyện, thị trấn trong bốn tỉnh. Bản cam kết đồng thuận của cộng đồng được triển khai rộng rãi, phản ánh sự tham gia đông đảo của các cộng đồng, nhóm người và cá nhân liên quan.

Những thành tố khác nhau của di sản Xòe được đưa vào trong Danh mục kiểm kê quốc gia vào những năm 2014 và 2016. Di sản được đưa vào Danh mục kiểm kê của Ngân hàng dữ liệu của Viện VHNT quốc gia Việt Nam vào năm 2016. Ngân hàng dữ liệu được cập nhật hàng năm dựa vào những số liệu của các dự án di sản văn hóa phi vật thể trong Chương trình mục tiêu quốc gia với sự tham gia của cộng đồng địa phương.

Thay mặt Bộ VHTTDL và cộng đồng thực hành Nghệ thuật Xòe Thái, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương và Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, đại diện cộng đồng và chính quyền các cấp đã phát biểu đáp từ và cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của Nghệ thuật Xòe Thái sau khi được ghi danh.

 Biểu diễn Xòe Thái tại sự kiện

Lan ta tình yêu di sn

Một chương trình đặc biệt chào mừng sự kiện Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh đã được Bộ VHTTDL tổ chức trang trọng và ấm áp. Những sắc màu, thanh âm của Xòe Thái cùng hình ảnh cờ đỏ sao vàng tràn ngập, khiến cho không gian tại đầu cầu Việt Nam trở nên rạng rỡ.

Chia sẻ sự xúc động, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương cho rằng, việc ghi danh là cơ hội để Xòe ở các bản Mường Tây Bắc được mọi người trên khắp Việt Nam và quốc tế biết đến; nâng cao sự tôn trọng đối với sự sáng tạo của nhân loại trong việc thể hiện niềm khát vọng chung của con người về một cuộc sống bình an, vui vẻ, hạnh phúc. “Để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay, việc cần làm là triển khai các hoạt động kiểm kê, tư liệu hóa, nhận diện giá trị, hiện trạng của di sản, tổ chức truyền dạy cho thế hệ trẻ, vinh danh nghệ nhân, nâng cao nhận thức của cộng đồng chủ thể nói riêng và xã hội nói chung về giá trị của di sản…”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy đại diện các cộng đồng thực hành di sản Nghệ thuật Xòe Thái cho biết, sau sự kiện này, Yên Bái sẽ chủ động cùng các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu phối hợp đề xuất tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong năm 2022; thực hiện chương trình hành động như đã cam kết trong Hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO; đồng thời đề xuất Bộ VHTTDL tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể để tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Xòe Thái.

Sân khấu của chương trình rộn ràng những giai điệu, thanh âm của Xòe Thái. NNƯT Lò Văn Biến (Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), người đã dành gần trọn cuộc đời cho văn hóa Thái và nghệ thuật Xòe Thái bày tỏ những cảm xúc đặc biệt khi ở tuổi 89, ông cùng cộng đồng người Thái ở bốn địa phương được chứng kiến giây phút thiêng liêng nhất: Xòe Thái được vinh danh. “Tôi đã tưởng mình không chờ được đến khi Xòe được vinh danh, nhưng rất may là tôi đã chờ được”, nghệ nhân xúc động. Ông cho biết sẽ tiếp tục bảo vệ di sản nghệ thuật xòe Thái, tiếp tục quảng bá, truyền dạy cho lớp trẻ niềm đam mê, tình yêu di sản. Để những giai điệu xòe Thái mãi mãi bay bổng và lan tỏa, xứng danh là di sản văn hóa đại diện nhân loại.

“Không xòe không vui. Xòe là hồn cốt, là bản sắc của người Thái”, đến từ Sơn La, NNƯT Lò Văn Lả (81 tuổi) rạng rỡ niềm vui. Ông nói, đón nhận tin vui của Xòe Thái chắc chắn sẽ khiến cho cả cộng đồng dân tộc Thái hân hoan xòe đón cả ngày lẫn đêm không nghỉ. Trên khắp các bản mường vùng người Thái chắc chắn sẽ kéo dài những giai điệu, thanh âm của rừng núi, của trái tim cộng đồng dân tộc Thái.

Nghệ nhân Lò Thị Thin ở bản Chậu Cọ (Phường Chiềng Cơi, TP Sơn La) cũng chia sẻ niềm hạnh phúc khi những điệu xòe chị gắn bó từ thơ bé nay đã được thế giới ghi danh. “Cộng đồng người Thái đón nhận tin vui này với niềm tự hào khôn tả. Chúng tôi tự hào là người con dân tộc Thái. Di sản Nghệ thuật Xòe Thái sau khi được UNESCO ghi danh chắc chắn sẽ được từng bản làng, từng người con dân tộc Thái tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị, bằng những việc làm thiết thực nhất...”. 

 Không xòe không vui. Xòe là hn ct, là bn sc ca ngưi Thái.

(NNƯT LÒ VĂN L, 81 tui, Sơn La)

 

 NGÂN ANH, nh: TRN HUN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top