Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Làm thế nào để nhận biết tin nhắn lừa đảo hỗ trợ từ Quỹ BH thất nghiệp?

Thứ Hai 29/11/2021 | 09:24 GMT+7

VHO- Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) vừa có Công văn số 2419/CNTT-HTA gửi Cục Viễn thông và Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) về việc hỗ trợ thông báo đến các thuê bao thông tin chính thống của BHXH Việt Nam.

Theo đó, Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) đã đề nghị Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet thông báo đến các thuê bao về các kênh thông tin chính thống của cơ quan BHXH Việt Nam để người dân được biết, tránh bị lừa chiếm đoạt tiền trên tài khoản; điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi giả mạo cơ quan BHXH; ngăn chặn các ứng dụng, đường link, trang web lừa đảo. 

Một tin nhắn lừa đảo 

Hiện nay, các thông tin trực tuyến hỗ trợ người lao động tra cứu của BHXH Việt Nam gồm: - Cổng thông tin điện tử: https://baohiemxahoi.gov.vn (đã được gán nhãn tín nhiệm mạng); Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn (đã được gán nhãn tín nhiệm mạng); Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số; Địa chỉ thư điện tử: thongbao@baohiemxahoi.gov.vn;  Nhắn tin qua tổng đài số: 8079 (người dùng dịch vụ sẽ trả phí dịch vụ tin nhắn cho nhà mạng); Tin nhắn brandname (thương hiệu) của BHXH Việt Nam với tên: BHXHVN; Số điện thoại hotline: 1900.9068.

BHXH Việt Nam thông tin rõ tới người lao động để tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, nhất là không nhấp chuột vào bất kỳ đường dẫn nào, nếu không sẽ có khả năng lộ thông tin cá nhân và bị hack tài khoản chiếm đoạt tiền. Để tra cứu thông tin hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN, người lao động chỉ cần truy cập vào dịch vụ tra cứu trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam theo đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/cong-khai-thong-tin-huong-ho-tro-theo-nghi-quyet-so-116nqcp.aspx. Sau đó, nhập “Mã số BHXH”, “Họ tên” rồi tích chọn “Tôi không phải là người máy” chọn hình ảnh trả lời rồi nhấn “Tra cứu”.
Từ thời điểm cuối tháng 10.2021 đến nay, lợi dụng việc ngành BHXH Việt Nam đang tổ chức thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24.9.2021 của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), đã xuất hiện nhiều đầu số lừa đảo người dân về việc nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN để chiếm đoạt tiền trong tài khoản cá nhân của người dân. 

Trước đó, theo phản ánh của người dân, các đầu số: 052…; +84563…; +84528…; +84582… nhắn tin tới điện thoại di động của người dân với nội dung thông báo việc nhận trợ cấp từ Quỹ BHTN cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhằm chiếm đoạt tài sản. Ngoài việc nhắn tin qua tin nhắn SMS, các đối tượng lừa đảo còn nhắn tin qua mạng xã hội Zalo, khi người dân đăng nhập vào các đường link lừa đảo trên sẽ hiển thị giao diện giao dịch giống với trang giao dịch điện tử của các ngân hàng người dân đang sử dụng, sau đó các giao diện này sẽ yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng để chiếm dụng tiền trong tài khoản của người dân. Bên cạnh đó, hiện nay cũng xuất hiện các số điện thoại có đầu số +4841900.... gọi điện trực tiếp yêu cầu người dân làm theo hướng dẫn để nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN với thủ đoạn hướng dẫn kê khai tài sản và chiếm đoạt tiền có trong tài khoản ngân hàng... Đặc điểm chung của các tin nhắn lừa đảo là có một số từ sai chính tả để né tránh hệ thống lọc từ của cơ quan chuyên môn.

Ngay khi nhận được phản ánh của người dân về tình trạng này, từ đầu tháng 10 đến nay, BHXH Việt Nam liên tục phát các thông tin báo chí cảnh báo về việc các đầu số 052, 058... nhắn tin lừa đảo nhận tiền hỗ trợ gửi các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương đăng tải, phát sóng với tần suất và thời lượng lớn để cảnh báo người dân. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có một số người dân tại các tỉnh, thành phố như: Hưng Yên, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... mất cảnh giác, truy cập đường link lừa đảo của các tin nhắn nêu trên và bị chiếm đoạt mất hàng trăm triệu đồng.

BHXH Việt Nam khuyến nghị: Khi nhận được các tin nhắn như trên, người dân cần nâng cao cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

NGUYỆT MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top