Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Nhiều F0 khỏi bệnh cần được điều trị sức khỏe tâm thần

Chủ Nhật 09/01/2022 | 22:10 GMT+7

VHO - Một khảo sát do Bệnh viện Chợ Rẫy) thực hiện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP. Thủ Đức (TP.HCM) từ tháng 9.2021 cho thấy 53,3% bệnh nhân tại đây bị rối loạn lo âu, 16,7% stress và 20% trầm cảm. 

Đặc biệt những bệnh nhân nặng phải thở máy, tỉ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu lên tới 66,7%. Khoảng 67% bệnh nhân mong muốn được tư vấn, điều trị tâm thần. Đây là thông tin được Ths.BS Bùi Phương Thảo (Bệnh viện tâm thần Ban Ngày Mai Hương) chia sẻ tại buổi họp báo giới thiệu ứng dụng hỗ trợ tâm lý Dr.Psy diễn ra ngày 9.1 tại Hà Nội.

Bác sĩ Bùi Phương Thảo tư vấn, điều trị tâm thần cho nhiều F0 sau khi khỏi bệnh

Bác sĩ Thảo cho biết, trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 kéo dài suốt 2 năm qua, mỗi ngày chúng ta đều thấy tràn ngập những con số đong đếm được như ca mắc, ca nặng, ca tử vong… Nhưng còn một thứ vô hình- những hậu quả gián tiếp của đại dịch thì không thể thống kê. Đó là nhiều người rơi vào trạng thái stress, sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài, gây ra nhiều rối loạn tâm thần. “Covid-19 đã làm trầm trọng thêm vấn đề sức khoẻ tâm thần, khiến các ca trầm cảm tăng lên”, BS. Thảo nói.

Cũng theo bác sĩ Bùi Phương Thảo, nhiều F0 sau khi khỏi bệnh đã bị rối loạn tâm lý và phải điều trị. Những bệnh nhân tìm gặp bác sĩ có nhiều dạng như ám ảnh sợ không gian hẹp, ám ảnh sợ xã hội, buồn chán, bi quan, tự ti, trí nhớ giảm sút…Có nhiều trường hợp mắc hoảng sợ kịch phát, nếu họ không đi với người nhà họ sẽ phát hoảng và không làm chủ được bản thân…

Không chỉ bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh mà rất nhiều người bình thường cũng cần được điều trị tâm lý trong thời gian phòng chống dịch bệnh, giãn cách, hạn chế tiếp xúc như mất ngủ, nghiện game, nóng nảy, thay đổi tính nết...  Theo ông Nguyễn Bá Đạt - giảng viên khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), không phải lúc nào chúng ta bị bệnh, không phải lúc nào chúng ta gặp cái rối loạn về mặt tâm lý, xuất hiện triệu chứng bệnh tâm thần chúng ta mới nên đi gặp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trong cuộc sống hằng ngày nếu chúng ta cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy chán nản, không vui, hạnh phúc, thậm chí không còn làm chủ được lời nói, những hành vi, cách ứng xử và những cảm xúc của mình, điều đó làm chúng ta hơi đau khổ thì đó là lúc chúng ta nên đi và nên đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tham vấn, trị liệu tâm lý, chúng ta nên và hãy gặp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần, các cái nhà tâm lý. 

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng chia sẻ về hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân bằng công nghệ số

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, nhiều người dù biết mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng vẫn ngại đi gặp bác sĩ; hoặc nhiều người không nhận biết được điều đó, vẫn cho là mình bình thường, người thân muốn đưa khi gặp bác sĩ khám bệnh thì không hợp tác, điều này khiến bệnh tình của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng. Vì vậy việc ra đời ứng dụng hỗ trợ tâm lý Dr.Shy sẽ giúp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tiếp cận được với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần mà không cần phải ra khỏi nhà, không còn sợ bị lộ diện.  “Lượng công việc của tôi và số bệnh nhân cần khám chữa bệnh trong 2 năm qua tăng lên rất nhiều. Đặc biệt, các nhóm bệnh lo âu, trầm cảm, nghiện game internet ở trẻ em, các rối loạn ám ảnh sợ… Ứng dụng Dr.Psy ra đời lúc dịch bệnh căng thẳng nhất, đã tạo nên một “gia đình nhỏ” cho các bệnh nhân cần được giúp đỡ về tâm lý, tâm thần không thể đi khám trực tiếp mùa dịch”, bác sĩ Bùi Phương Thảo chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Hoàng, Giám Đốc Ứng dụng tâm lý Dr.Psy cho rằng, tại Việt Nam, nhiều người mắc rối loạn tâm lý, tâm thần thường áp dụng các bài test tâm lý phổ biến trên mạng mà không qua tư vấn bởi các bác sĩ hay các nhà chuyên môn. Và những người có rối loạn tâm lý, tâm thần thường bị định kiến là họ phải vào trại tâm thần, bệnh viện tâm thần để chữa. Chính vì thế mà họ dễ dàng phủ nhận những vấn đề tâm lý mình đang gặp phải, khiến sức khỏe tinh thần không được chăm sóc. Vì vậy, sức khỏe và sức khỏe tâm thần cần phải được quan tâm như nhau, được tư vấn, khám chữa bệnh kịp thời. 

Q.HOA


 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top