Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Bộ VHTTDL trao 16 giải kịch bản sân khấu xuất sắc về đề tài Thương binh, Liệt sĩ

Thứ Tư 25/05/2022 | 14:58 GMT+7

VHO- Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27.7.1947- 27.7.2022) đã được Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) tổ chức sáng 25.5 tại Hà Nội.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương và Trưởng Ban Giám khảo, NSND Lê Tiến Thọ trao giải Nhất cho tác giả Đỗ Lan

Đánh giá tổng kết cuộc thi, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Vi Thanh Hoài nhấn mạnh: “Chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Để có được hòa bình độc lập hôm nay, đất nước ta, dân tộc ta đã phải đổ biết bao máu xương, mồ hôi, nước mắt; bao triệu người con ưu tú nằm lại nơi chiến trường; bao triệu người phải mang trên mình thương tật và bao nhiêu gia đình chịu mất mát, ly tan, bệnh tật... Những chiến công ấy đã đi vào lịch sử dân tộc, trở thành những trang sử vàng chói lọi, để các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ mãi biết ơn, tự hào...”.

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Vi Thanh Hoài phát biểu đánh giá tổng kết cuộc thi

Theo Phó Cục trưởng, với mục đích giáo dục truyền thống cách mạng, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha, anh đã hy sinh, cống hiến cho đất nước, Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27.7.1947 -27.7.2022), Bộ VHTTDL  tổ chức Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu. Qua  cuộc thi này, thông điệp về tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội, khơi dậy và bồi đắp những giá trị nhân ái của người Việt Nam trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nêu cao đạo lý tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn” được chuyển tải và lan tỏa rộng rãi với đặc trưng của loại hình sáng tác kịch bản sân khấu.

Qua 6 tháng phát động, BTC đã tiếp nhận 91 tác phẩm của 58 tác giả trên toàn quốc gửi kịch bản về tham dự. BTC đã mời các đạo diễn, nhà quản lý về văn hóa có quy tín, chuyên môn, nghiệp vụ tham gia BGK.

NSND Lê Tiến Thọ, Trưởng BGK đánh giá về chất lượng chuyên môn của cuộc thi

NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Trưởng BGK khẳng định, 91 tác phẩm của 58 tác giả chuyên và không chuyên trên cả nước gửi về tham gia cuộc thi là thành công lớn bởi sự quan tâm, trân trọng của các tác giả đối với những người lính Cụ Hồ đã anh dũng chiến đấu, hi sinh, và các gia đình Liệt sĩ đã đóng góp vào chiến thắng vinh quang của Tổ quốc.

“91 tác phẩm gồm các loại hình Kịch nói 90%, Chèo, Cải lương, Kịch dân ca 10% hầu hết đã đề cập đến mọi mặt của đời sống trong đó, nhân vật Thương binh và gia đình Liệt sĩ là vấn đề trung tâm...”, NSND Lê Tiến Thọ cho biết.

Tác giả Đỗ Lan (74 tuổi) bày tỏ sự xúc động khi nhận Giải nhất cuộc thi

Trong 91 kịch bản dự thi, các tác giả đã mở rộng đề tài, làm cho cuộc thi thêm phong phú và đa dạng. Đó là nhân vật thương binh trong cuộc sống hôm nay vẫn phát huy phẩm chất “Anh bộ độ Cụ Hồ” trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước; thái độ xã hội tri ân với Thương binh và gia đình liệt sĩ; hành động tích cực của Thương binh và gia đình Liệt sĩ có tác động trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; nhận thức mới về quan niệm của thương binh trong đời sống xã hội hôm nay.

NSND Lê Tiến Thọ cũng nhận định, nội dung đề tài có những tìm tòi, phát hiện mới, tạo tình huống để xây dựng nhân vật có “đất” phát triển. Về nghệ thuật viết kịch, điều đáng mững là trong 91 tác phẩm dự thi lần này có nhiều tác phẩm có ý thức ,dụng công trong việc xây dựng cốt truyện, tạo tình huống và tổ chức hành động kịch phát triển một cách hợp lý giữa quá khứ hiện tại, giữa chiến tranh và hòa bình. Có nhiều kịch bản gắn với đời sống hiện nay như biển đảo, phòng chống Covid mà xã hội đang quan tâm. Có kịch bản viết công phu , viết hoạt, có nghề, tác phẩm gọn gàng, có ngôn ngữ nhân vật, có số phận nhân vật, giàu hơi thở cuộc sống. Có nhiều kịch bản đã sử dụng chất thơ để phát huy thế mạnh của sân khấu ca kịch (Chèo, Cải lương, Dân ca) qua những làn điệu truyền thống.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương và Trưởng Ban Giám khảo, NSND Lê Tiến Thọ trao Giải Nhì

Nhìn chung, hầu hết các tác phẩm tham gia dự thi đều bám sát yêu cầu về chủ đề do Ban Tổ chức đề ra. Khai thác nội dung tương đối phong phú, đa dạng với nhiều thể loại truyền thống như: Kịch nói, Chèo, Cải lương, Kịch Dân ca... đề cập đến mọi mặt của cuộc sống đời thường. Các tác giả đã thể hiện lối viết của mình dưới nhiều góc nhìn khác nhau, góp phần tạo nên bức tranh tổng thể về những tấm gương cao quý, những người đã cống hiến, để lại một phần sương máu của mình nơi chiến trường, nay đang thực hiện lời dạy của Bác Hồ, xây dựng hình ảnh đẹp về Người Thương binh “Tàn nhưng không phế”, kiên cường trên mặt trận kinh tế để xây dựng tổ ấm gia đình, xây dựng quê hương, đất nước.

Ưu điểm nổi bật của các tác phẩm tham gia dự thi đó là các tác giả đã lựa chọn lối viết mộc mạc, bình dị, mang đậm hơi thở cuộc sống, lấy ý tưởng từ những “liệt sỹ” trở về có thật trên các phương tiện truyền thông; Một số tác phẩm nổi trội về ý tưởng, kịch bản rõ ràng, logic, cốt truyện hấp dẫn, thuyết phục…

Trao giải Ba cuộc thi

Tuy nhiên, vẫn còn một số những tác phẩm khô cứng, gượng gạo, mới chỉ dừng lại ở cảm nhận, lý thuyết mà chưa đi sâu được vào cốt lõi của câu chuyện, của các mối xung đột thiếu sức truyền cảm...

Qua 3 vòng chấm thi, BGK đã chấm chọn 16 tác phẩm xuất sắc nhất ở các thể loại Kịch, Chèo, Cải lương để trao giải.  01 Giải Nhất được trao cho tác giả Đỗ Lan (Hà Nội) với  tác phẩm Bên Đài tưởng niệm; 02 Giải Nhì cho tác phẩm Món quà lớn nhất, tác giả Trần Kim Khôi (TP. Hồ Chí Minh); tác phẩm Khi người lính trở về, tác giả Nguyễn Thị Nguyên (Nghệ An).

Trao giải Khuyến khích cuộc thi

 03 Giải Ba được trao cho tác phẩm Kỷ vật để lại của tác giả Ngô Xuân Thông; tác phẩm Chuyện tình của thầy giáo thương binh của tác giả Ninh Đức Hậu; tác phẩm Bút Trường Sơn của tác giả Đào Chí Ngụ). Ngoài ra còn có 10 Giải khuyến khích, 01 giải phong trào được trao cho Trung tâm Văn hóa TP. Hà Nội.

Phát biểu nhận giải, tác giả Đỗ Lan (74 tuổi) bày tỏ sự xúc động bởi sau hơn 50 năm kể từ khi viết tác phẩm đầu tiên, ông cầm bút trở lại để viết về những người liệt sĩ can trường, những con người đã hi sinh máu xương vì Tổ quốc. Dùng chuyện xưa để nói hôm nay, Bên Đài tưởng niệm là lời tri ân sâu sắc của ông giành cho những hi sinh vĩ đại đó.

PHƯƠNG NGÂN, ảnh: TUẤN LINH

 

 

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top