Bảo tồn nghề đan lát truyền thống của người Tày ở Hà Giang

VHO- Từ ngày 30.5 đến 2.6, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với Sở VHTTDL Hà Giang tổ chức Lớp tập huấn về truyền dạy và bảo tồn nghề thủ công đan lát truyền thống đối với dân tộc Tày tại Vị Xuyên, Hà Giang, năm 2022, với sự tham gia của 70 học viên là các nghệ nhân trưởng thôn, bản, người có uy tín, người có tay nghề cao trong việc thực hành các kỹ thuật đan lát truyền thống của dân tộc Tày.

Bảo tồn nghề đan lát truyền thống của người Tày ở Hà Giang - Anh 1

Đan lát là nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Tày ở Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh: Nguyễn Ngân

Thông qua lớp tập huấn, các nghệ nhân, học viên người dân tộc thiểu số được những nghệ nhân giàu kinh nghiệm trực tiếp truyền dạy nghề thủ công truyền thống tiêu biểu, trang bị kiến thức và thực hành nghề thủ công, phổ biến lý thuyết sơ lược về nguồn gốc, xuất xứ, ý nghĩa của bảo tồn và phát huy nghề truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày. Các học viên tham gia tập huấn sẽ được các nghệ nhân trao truyền nghề và bảo tồn nghề thủ công đan lát truyền thống đối với dân tộc Tày đã được gìn giữ từ nhiều thế hệ trong cộng đồng dân tộc Tày ở Vị Xuyên, Hà Giang.  Đồng thời, nắm bắt được các kỹ thuật, công đoạn chế tác từ các nghệ nhân-chủ thể văn hóa một cách hệ thống, bài bản những giá trị độc đáo của nghề đan lát, nhận thức về vai trò của nghề thủ công truyền thống trong việc phát triển kinh tế-xã hội, tạo được nguồn thu từ các sản phẩm gắn với phát triển du lịch, đồng thời bảo tồn lưu giữ được nghề thủ công truyền thống đang có nguy cơ bị mai một, mất dần.

Việc khôi phục và phát triển nghề nghề truyền thống dân tộc Tày tại Vị Xuyên, Hà Giang là cần thiết và cần có cơ chế chính sách hợp lý. Từ mô hình này, hy vọng các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang cùng thực hiện, kết hợp bảo tồn gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho bản làng phát triển nghề một cách bền vững, phát huy được vai trò chủ thể văn hóa trong công cuộc giữ gìn, trao truyền cho thế hệ trẻ, tạo ra được sản phẩm văn hóa vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vừa phục vụ cho mục tiêu phát triển cộng đồng, tạo được nguồn thu nâng cao đời sống cho bà con. Tuy nhiên, cần được các cấp ngành, địa phường quan tâm khôi phục, phát triển theo hướng các sản phẩm thủ công truyền thống phù hợp với đời sống xã hội, sản xuất phải gắn với thị trường, tích cực tuyên truyền quảng bá đến khách hàng, du khách trong và ngoài nước, để nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộcTày được gìn giữ, gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội.

NAM HƯNG

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc