Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT:  Nhìn lại và suy ngẫm!

Thứ Hai 11/07/2022 | 09:58 GMT+7

VHO- Một kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa vừa đi qua, để lại phía sau nó những nỗi băn khoăn, căng thẳng, lo lắng, áp lực và thậm chí cả sự hoài nghi về tính nghiêm minh trong công tác bảo mật…

 Không ít mùa thi tt nghip THPT, mng xã hi đã trúng t khiến nhiu ngưi hoài nghi v tính bo mt, nghiêm minh (nh minh họa)

 Nghi án lộ đề, căng mình chống gian lận

Năm nào cũng có những tin đồn về việc lộ, lọt đề trước và sau khi diễn ra kỳ thi. “Đêm trắng” của nhiều thí sinh được dành cho việc lướt mạng hóng, ngóng, dự đoán, khoanh vùng, trọng tâm các bài “tủ”... Không chỉ thí sinh mà cả phụ huynh, giáo viên cũng bị cuốn vào làn sóng này.

Và, thú vị là không ít mùa thi, “mạng xã hội” đã trúng tủ. Nhiều giáo viên luyện thi tham gia làn sóng này chỉ với mục tiêu “hướng đoán đề chuẩn xác”. Điểm cộng khiến một số “lò luyện” thêm nổi tiếng không phải rèn cho thí sinh kỹ năng A, năng lực B, mà là… “mở tủ trúng phóc”. “Hơn 20 năm qua, nội dung dạy học, cấu trúc đề thi Văn trong các kỳ thi quốc gia không mấy thay đổi. Chỉ có ngần ấy tác phẩm văn học, ngần ấy nội dung có chung một cách hỏi. Không đoán trúng mới lạ…!”, một giáo viên dạy Văn ở Hà Nội nhận xét. Thực tế, một số giáo viên còn công khai “quy luật” chọn tác phẩm: Năm trước thi tác phẩm A thì năm sau chắc chắn sẽ là tác phẩm B (?!)

Trong và sau các kỳ thi tiếp tục là “tin đồn lộ, lọt đề” xuất phát từ sự rò rỉ trong phòng thi, khu in sao đề, thậm chí từ Ban ra đề như sự việc đề Sinh của kỳ thi tốt nghiệp năm 2021 giống 90% với bài ôn thi bên ngoài.

Cùng với nỗi lo lộ, lọt đề là sự căng mình chống lại các hình thức gian lận. Mỗi năm, cùng với việc xuất hiện hình thức gian lận tinh vi mới là lại thêm quy định đối phó. “Năm nay, đồ dùng tư trang của thí sinh phải để cách xa tối thiểu 25 mét để đề phòng các tín hiệu thu phát sóng, vậy sang năm sẽ là bao nhiêu mét và liệu các hội đồng có thể tiếp tục đáp ứng?”, một câu hỏi của báo chí được đặt ra tại cuộc họp báo kết thúc kỳ thi tốt nghiệp đáng suy nghĩ.

Trong kỳ thi mới diễn ra, có những điểm thi không có nhân lực cho việc nhận, trả và trông đồ đạc, tư trang cho thí sinh đảm bảo cách xa 25 mét. Và trong số 46 thí sinh bị đình chỉ do mang điện thoại vào phòng thi, có em đã ấm ức thanh minh “không có người trông giữ đồ, vì sợ mất điện thoại đắt tiền nên phải mang theo”. Dĩ nhiên, Bộ GD&ĐT không chấp nhận lý do này vì không thể bước qua quy chế - điều mà thí sinh cần phải hiểu và chấp hành. Nhưng không có nghĩa câu chuyện trên là không đáng tin, bởi thực tế một số điểm thi không đủ người giải quyết khi có những tình huống phát sinh. Nhìn xa thì thấy áp lực sẽ ngày càng cao hơn và sự căng thẳng chưa hề giảm đi sau nhiều điều chỉnh.

Áp lực từ “mục tiêu phụ”, mục tiêu chính chưa đạt được

Kỳ thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD&ĐT khẳng định mục tiêu là xét tốt nghiệp THPT, nhưng còn mục đích quan trọng không kém là đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, và từ đó, tác động trở lại quá trình dạy học trong các nhà trường. Bộ vẫn cho phép các trường ĐH sử dụng kết quả thi này để xét tuyển. Đây được xem là “phương thức truyền thống” và chỉ là “phụ” so với các mục đích chính, nhưng lại là yếu tố gây áp lực, căng thẳng, gia tăng gian lận thi cử.

“Mục tiêu phụ” cũng chi phối nhiều đến việc đổi mới phương thức thi, cách ra đề thi vì lo ngại “gây xáo trộn”, gia tăng áp lực cho học sinh, cho các nhà trường. Sự quẩn quanh này khiến cho kỳ thi quốc gia không hướng đến một cách thức thi cử nhẹ nhàng, ít căng thẳng, tốn kém cho xã hội hơn và có thể đánh giá chân thực chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông của các địa phương.

Năm 2020, sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực, Bộ GD&ĐT đã đổi tên kỳ thi THPT quốc gia thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, với định hướng đây là kỳ thi đánh giá chất lượng GD phổ thông và xét cấp bằng tốt nghiệp cấp III. Cùng với đó, việc tuyển sinh đại học trả dần về cho các cơ sở đào tạo. Với thay đổi này, kỳ thi giao cho các địa phương chủ trì và chịu trách nhiệm là hợp lý.

Trong 2 năm qua, các trường ĐH cũng có nhiều thay đổi về phương thức tuyển sinh theo hướng giảm dần, thậm chí chỉ dành 10-15% chỉ tiêu cho phương thức truyền thống. Nhưng năm 2022, Bộ GD&ĐT lại có những điều chỉnh bất ngờ khi khích lệ các trường ĐH tuyển sinh bằng… phương thức cũ. Cùng với đó, độ khó của đề thi cũng cho thấy rõ quan điểm của Bộ trong việc ra đề cho cả hai mục đích, trong đó, tính phân hoá phù hợp với mục đích sử dụng kết quả để xét tuyển đại học. Nhưng chỉ là nâng độ khó của đề thi cao hơn mà không thay đổi cách ra đề để phù hợp với yêu cầu mới phát triển năng lực người học như yêu cầu mới ở GD bậc phổ thông.

Trong cái vòng quẩn quanh về đổi mới thi, tuyển sinh đại học, những người làm nhiệm vụ thi cũng phải loay hoay với một điều rất không đáng là ứng biến với những tin đồn lộ, lọt đề và ứng phó với gian lận cách này, hay cách khác… 

 KỲ THANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top