Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Điểm chuẩn đại học năm nay sẽ thế nào?

Thứ Hai 18/07/2022 | 09:44 GMT+7

VHO- Chỉ còn một tuần nữa là Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, khi đó hệ thống xét tuyển của Bộ cũng bắt đầu mở để thí sinh đăng ký. Điểm chuẩn năm nay có biến động hay không là điều nhiều thí sinh đang mong chờ.

 Đề thi phân hóa tốt, tỷ lệ điểm 9 - 10 có thể giảm, nhưng những ngành “hot” vẫn có sức hút nên điểm chuẩn sẽ không biến động nhiều (ảnh minh họa)

 Theo đánh giá của nhiều giáo viên phổ thông, đề thi năm nay có độ phân hóa cao hơn. Cụ thể, ở phần câu hỏi vận dụng, vận dụng cao khó hơn so với năm 2021. Tuy nhiên, nội dung cơ bản vẫn chiếm khoảng 75-80%, phần có độ phân hóa cao chỉ chiếm 20-25%. Vì thế, nhìn chung đỉnh phổ điểm vẫn nằm ở quãng 6-7 hoặc 6,5-7,5; tỷ lệ điểm từ 8-10 sẽ giảm, đặc biệt là ở các môn Ngữ văn, Toán, Hóa, Sinh…

Từ nhận định này, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, nhóm trường top giữa (điểm chuẩn dưới 20 trong các năm gần đây) vẫn duy trì mức ổn định. Mặc dù có đến 20 phương thức xét tuyển khác nhau, nhưng nhóm trường đại học công lập top giữa và trường ngoài công lập vẫn chủ yếu tuyến sinh bằng cả 2 phương thức: Xét tuyển học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Việc Bộ GD&ĐT yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển theo thứ tự ưu tiên để lọc ảo có thể khiến cơ hội trúng tuyển của nhiều thí sinh chuyển từ phương thức xét học bạ sang xét điểm thi tốt nghiệp, và từ đó tác động làm điểm chuẩn dâng cao ở nhóm này, do chỉ tiêu của phương thức truyền thống bị hạn chế - như từng xảy ra năm 2021.

Theo ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, phổ điểm thi có thể biến động nhưng điểm chuẩn sẽ ổn định. Dự đoán này cũng được một số chuyên gia tuyển sinh đồng tình. Dựa trên dữ liệu điểm thi và nguyện vọng của thí sinh ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, các trường có thể điều chỉnh tăng chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức xét điểm thi nếu chất lượng tốt hơn.

Các chuyên gia phân tích đề thi nhận định năm nay sẽ không có “mưa” điểm 9, 10 và tỷ lệ điểm giỏi cũng sẽ giảm. Cùng với đó là điều chỉnh của Bộ GD&ĐT về việc cộng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng sẽ giảm tuyến tính. Theo đó, những thí sinh có điểm xét tuyển (theo tổ hợp 3 môn thi) từ 22 điểm trở lên thì điểm cộng ưu tiên sẽ giảm dần. Với các yếu tố tác động này, điểm chuẩn ở các trường có sức cạnh tranh lớn có thể sẽ hạ nhẹ so với năm 2021. Tuy nhiên, so với mặt bằng xét tuyển chung thì các trường top đầu vẫn có điểm chuẩn ở mức cao, khoảng từ 26 điểm trở lên.

Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN, điểm chuẩn xét tuyển bằng phương thức truyền thống vẫn cao nhưng sẽ không vượt qua ngưỡng 27 điểm ở các ngành hot nhất của trường này. Tương tự, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng cho rằng, điểm chuẩn theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ cao, vì trường chỉ dành khoảng 10% chỉ tiêu cho phương thức này.

ĐH Y Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo sử dụng phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT là chủ yếu. Theo dự đoán, điểm chuẩn ngành Bác sĩ Đa khoa có thể vẫn giữ ổn định như năm trước, trong khi các ngành Cử nhân có thể sẽ giảm nhẹ.

TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) cho biết, năm nay nhà trường vẫn dành trên 50% chỉ tiêu để tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Đề thi phân hóa tốt, tỷ lệ điểm 9 - 10 có thể giảm, nhưng những ngành “hot” vẫn có sức hút nên điểm chuẩn sẽ không biến động nhiều. Tình trạng 29- 30 điểm không đỗ đại học ở một số trường lớn, trong đó có các trường quân đội sẽ không còn.

Tại Hà Nội, nhiều thí sinh có nguyện vọng vào các trường top đầu cũng vẫn hy vọng có thể trúng tuyến bằng điểm thi tốt nghiệp. “Dự đoán điểm thi của con tôi ở tầm 26-27 điểm. Đề thi khó hơn năm trước, nên gia đình hy vọng con sẽ đỗ Học viện Ngoại giao bằng phương thức xét điểm thi”, chị Thanh Hằng (Hà Đông, Hà Nội) cho biết. Con gái chị đã đăng ký vào Học viện Ngoại giao bằng phương thức xét điểm IELTS nhưng không đạt. Thí sinh này lại không dự thi đánh giá năng lực nên hy vọng để có thể đỗ vào trường yêu thích vẫn là điểm thi tốt nghiệp THPT.

Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, ngày 24.7 sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT. Trước đó, ngày 22.7, Bộ GD&ĐT mở hệ thống đăng ký xét tuyển để thí sinh đăng ký nguyện vọng. Các trường cũng sẽ phải nhập danh sách thí sinh trúng tuyển tạm thời bằng các phương thức xét tuyển của trường lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT để chạy lọc ảo. Với phần mềm lọc ảo, mỗi thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất được xếp ưu tiên cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển. 

 KỲ THANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top