Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Động đất liên tiếp xảy ra tại Kon Plông (Kon Tum): Đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn phòng tránh cho dân

Thứ Tư 31/08/2022 | 10:20 GMT+7

VHO-  Từ tháng 4 đến nay, tại địa bàn huyện Kon Plông (Kon Tum) liên tục xuất hiện những trận động đất có độ mạnh, trong đó có 2 trận mạnh nhất có độ lớn 4,5 và 4,7 richter khiến nhiều tỉnh, thành phố lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng cũng bị rung chấn.

 Anh A Long (gia) thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyn Kon Plông k vi phóng viên din biến ca trn đng đt 4,7 richter xy ra chiều 23.8

Đối với người dân vùng tâm chấn ở xã Đăk Tăng, những trận động đất thường xuyên xảy ra trong 2 năm qua khiến người dân có phần chủ quan. Tuy nhiên, sự chủ quan đó đã trở thành nỗi “bất an” khi họ vừa chứng kiến trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay.

Từ chủ quan đến “bất an”

Một ngày cuối tháng 8, chúng tôi trở lại vùng tâm chấn động đất ở thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông. Trò chuyện với phóng viên, anh A Long vẫn chưa hết bàng hoàng, kể lại: “Vào hôm diễn ra trận động đất chiều 23.8 (độ lớn 4,7 richter - PV), lúc này tôi đang chăn bò ở gần thôn thì bỗng nhiên nghe một tiếng nổ rất to rồi mặt đất rung chuyển. Sự việc xảy ra quá nhanh, tôi chỉ biết đứng im và nhắm mắt lại. Đó là hôm mặt đất rung lắc mạnh nhất. Cán bộ xuống tuyên truyền khi rung lắc, động đất thì không nên ở trong nhà, sợ mái ngói nó rớt trúng người. Nhưng mà động đất nó nhanh thì làm sao chạy ra khỏi nhà kịp”.

Cùng tâm trạng, chị Y Lan ở thôn Đăk Tăng cho biết: “Rung lắc miết thôi, có khi ban ngày, có khi ban đêm, nhà cũng rung nữa, sợ không dám ngủ luôn”. Ông A Hương, Trưởng thôn Đăk Tăng, cho hay thôn có hơn 117 hộ với 328 nhân khẩu sinh sống tại khu tái định cư từ năm 2014. Kể từ khi về nơi ở mới, người dân đã dần ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, từ khi thủy điện Thượng Kon Tum tích nước năm 2020 thì trên địa bàn thôn thường xuyên xảy ra những trận động đất. Cũng vì thường xuyên nên người dân đã quen với việc này và tỏ ra chủ quan, lơ là. Cho đến khi động đất liên tục xảy ra và độ rung lắc mạnh, có trường hợp tường nhà bị nứt, nền bê tông bị nứt, bà con mới bắt đầu “lo lắng”. “Chính quyền địa phương cũng đến từng nhà để nhắc nhở người dân thay mái ngói thành mái tôn chắc chắn, tránh nguy hiểm mỗi khi động đất tạo ra rung chấn. Tôi mong cơ quan chức năng sớm đưa ra nguyên nhân, từ đó lên phương án để khắc phục”, ông A Hương nói.

Ông Trần Văn Nết, Chủ tịch UBND xã Đăk Tăng cho biết, người dân địa phương có tập quán sống ở nhà đầm, chòi rẫy nên việc cập nhật thông tin về động đất và các phương pháp ứng phó còn hạn chế. Để người dân không chủ quan, lơ là, nhất là lúc động đất xảy ra, chính quyền xã luôn chủ động tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi và cập nhập nhanh thông tin về các trận động đất. “Chúng tôi liên tục cử cán bộ đến gõ cửa từng nhà để tuyên truyền, hướng dẫn người dân cảnh giác với động đất. Địa phương cũng in nhiều tờ rơi hướng dẫn phương án ứng phó rồi dán tại các thôn làng. Chúng tôi cũng chủ động thông tin qua mạng Zalo, loa phát thanh và đến từng hộ dân để hướng dẫn kỹ việc xử lý khi có sự cố động đất”, ông Nết cho biết thêm.

Theo ông Lê Đức Tín, Phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông, huyện đã tuyên truyền để người dân ứng phó động đất theo phương châm 4 tại chỗ. Huyện cũng đang kiến nghị cơ quan chuyên môn kiểm tra, nghiên cứu, đánh giá để sớm đưa ra nguyên nhân, nguy cơ ảnh hưởng của động đất; đôn đốc thủy điện Thượng Kon Tum sớm hoàn thành việc lắp đặt các trạm quan trắc, phục vụ đo đạc, nghiên cứu về động đất để sớm cảnh báo cho người dân.

Thôn Đăk Tăng có 117 h, 328 nhân khu thưng xuyên b nh hưng bi các trn đng đt xy ra do thy đin tích nước

Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất

Trước sự xuất hiện liên tục của các trận động đất trên địa bàn huyện Kon Plông, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký công điện gửi UBND tỉnh Kon Tum, Quảng Nam cùng các đơn vị liên quan, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc ứng phó với động đất xảy ra trên địa bàn huyện Kon Plông. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo Viện Vật lý địa cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ dư chấn động đất tại khu vực, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân biết để có hướng chỉ đạo, ứng phó phù hợp.

UBND tỉnh Kon Tum và Quảng Nam cần tổ chức theo dõi sát tình hình, kiểm tra, đánh giá cụ thể thiệt hại (nếu có) do động đất, nhất là nhà ở của người dân cùng cơ sở hạ tầng thiết yếu như hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình giao thông, cơ sở y tế, giáo dục; Địa phương cũng được yêu cầu huy động lực lượng và nguồn lực hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại và khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hại để ổn định cuộc sống người dân, bảo đảm an toàn công trình theo quy định… Chiều 24.8, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai họp trực tuyến với các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam để xem xét, đánh giá, bàn phương án ứng phó động đất diễn biến phức tạp tại huyện Kon Plông. Tại cuộc họp, ông Phạm Thế Truyền, Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, theo nhận định sơ bộ chuỗi động đất xảy ra ở khu vực tỉnh Kon Tum có nguyên nhân do hồ chứa, nhưng để có cơ sở phải đánh giá chi tiết và nghiên cứu cụ thể cho khu vực này. Viện đã phối hợp với chủ đầu tư và các đơn vị quản lý các công trình thủy điện Thượng Kon Tum, hồ thủy điện Đắk Rinh lên kế hoạch lắp đặt 3 trạm quan trắc, dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 3.9, nâng tổng số trạm quan trắc ở khu vực này lên 6 trạm.

Ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, đề nghị: “Các Bộ, ngành và địa phương cần đặc biệt lưu ý và đánh giá mức độ và đưa ra các phương án ứng phó khi cường độ động đất có thể lên đến 5.5 richter. Theo đó, cần rà soát toàn bộ các công trình trong khu vực 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Trong đó, đặc biệt chú ý đến công trình nhà tạm có người dân ở, các công trình công cộng chưa được sửa chữa. Các địa phương cần triển khai xuống tận các bản làng, yêu cầu lực lượng xung kích ở cấp xã rà soát những khu vực xung yếu để có biện pháp bảo đảm an toàn; theo dõi và đánh giá thường xuyên an toàn hồ đập, nhất là những thủy điện có đường ống áp lực có mái dốc”.

Ở diễn biến liên quan, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản yêu cầu các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan chủ động triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất. Trong đó, UBND các huyện, TP, nhất là huyện Kon Plông theo dõi chặt chẽ tình hình, kiểm tra đánh giá cụ thể thiệt hại do động đất (nếu có), nhất là nhà ở của người dân, cơ sở hạ tầng thiết yếu. Huy động lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn và nguồn lực hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại; Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình động đất, cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời đến người dân về dư chấn động đất và các thiệt hại do động đất (nếu có), tránh tâm lý hoang mang, nhất là đối với các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.

Đặc biệt, UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (chủ đầu tư thủy điện Thượng Kon Tum), Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đrinh chủ động triển khai phương án ứng phó sự cố bất thường xảy ra, nhất là sự cố về động đất, dư chấn động đất. Đồng thời, có kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn cho công trình đập, hồ chứa và khu vực vùng hạ du. Đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương, người dân khu vực chịu ảnh hưởng trong các tình huống khẩn cấp. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị để xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra, đảm bảo ứng cứu ngay từ giờ đầu phát hiện bất thường, đặc biệt là sự cố gây mất an toàn đập, hồ chứa nước. Khẩn trương xem xét phương án và tổ chức đầu tư, lắp đặt và vận hành bổ sung trạm quan sát động đất theo kiến nghị của Viện Vật lý Địa cầu trong thời gian sớm nhất.

NGỌC HÒA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top