Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Huyền thoại bước chân

Thứ Tư 31/08/2022 | 16:28 GMT+7

VHO- Nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đang diễn ra chương trình triển lãm, trải nghiệm và biểu diễn nghệ thuật mang tên “Huyền thoại bước chân”.

 Đôi dép lốp theo Bác đến mọi miền Tổ quốc, từ mặt trận chiến đấu đến khắp các làng quê Việt

 Không gian triển lãm trong phòng trải nghiệm của Bảo tàng Hồ Chí Minh mang đến nhiều cảm xúc với điểm nhấn là hình ảnh đôi dép Bác Hồ, do nghệ nhân Phạm Quang Xuân tái tạo.

Dép Bác Hồ ra đời vào khoảng năm 1947, chế tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của quân đội Pháp do quân đội Việt Nam thu được sau trận phục kích tại Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt yêu thích đôi dép này. Người đã sử dụng trong suốt 20 năm từ năm 1947 đến khi Người qua đời. Đôi dép cũng theo chân Người đến nhiều quốc gia như Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ… Hiện nay đôi dép này đang được trưng bày trong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trình diễn các công đoạn làm dép lốp

Không chỉ là một hiện vật giản dị, đơn sơ, đôi dép Bác Hồ hàm chứa những câu chuyện về sự hi sinh vĩ đại của Người cho lịch sử dân tộc. Hiện vật tại triển lãm như kể cho người nghe hành trình theo dấu chân Người. Đôi dép lốp theo Bác đến mọi miền Tổ quốc, từ những mặt trận chiến đấu đến khắp các làng quê Việt. Bác hào phóng hi sinh năm tháng xuân xanh cho dân tộc, nhưng lại sống giản dị, tiết kiệm đến từng đôi dép Người mang. Đó là lý do vì sao người Việt Nam vẫn quen gọi đôi dép cao su giản dị ấy là đôi dép Bác Hồ.

 Đôi dép Bác Hồ, do nghệ nhân Phạm Quang Xuân tái tạo lại

Triển lãm giới thiệu nhiều hình ảnh đẹp, xúc động của Người: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tháng 7.1954); Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi nhân dân xã Tân Phong, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc (12.2.1956); Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội diễn tập (1957); Bác Hồ về thăm quê Kim Liên (Nghệ An, 1961); Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đoàn đại biểu anh hùng LLVTND giải phóng miền Nam trong vườn xoài Phủ Chủ tịch (15.11.1965)… Trong những hành trình đó, Bác đều đi đôi dép cao su giản dị.

Dép thời kháng chiến chống Mỹ, do nghệ nhân Phạm Quang Xuân tái tạo lại

Triển lãm giới thiệu một số tác phẩm dép lốp khác do nghệ nhân Phạm Quang Xuân tái tạo: dép thời kháng chiến chống Pháp; dép thời kháng chiến chống Mỹ. Lịch sử dép lốp cũng lần đầu tiên được giới thiệu trọn vẹn đến công chúng tham gia trải nghiệm. Những đôi dép ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1940); được làm từ săm lốp xe ô tô cũ, với ưu điểm chi phí rẻ, đi lại nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện, có thể bảo vệ bàn chân ngay cả khi giẫm lên mảnh thủy tinh, dây thép gai. Dép lốp đã trở thành bạn đồng hành của các chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ dân tộc. Gắn với đôi dép lốp suốt hơn 50 năm, nghệ nhân Phạm Quang Xuân được nhiều người yêu mến gọi bằng cái tên “Vua dép lốp”. Năm 1970, ông Xuân là một trong 5 người tham gia làm 10 đôi dép Bác Hồ theo đặt hàng của Bảo tàng Hồ Chí Minh để trưng bày tại các Bảo tàng trên toàn quốc. Hiện nay, những đôi dép này vẫn đang được trưng bày tại Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh.

 Chương trình “Huyền thoại bước chân” mang đến nhiều trải nghiệm và cảm xúc

Chương trình cũng mang đến nhiều xúc cảm với phần trình diễn nghệ thuật “Huyền thoại bước chân”; kết hợp với trình chiếu và biểu diễn các công đoạn làm dép lốp hiện đại, lấy cảm hứng từ hình ảnh đôi dép cao su Bác Hồ ra đời năm 1947. Chương trình “Huyền thoại bước chân” được thiết kế theo các tiêu chí đảm bảo tính độc đáo, hấp dẫn. BTC kỳ vọng “Huyền thoại bước chân” sẽ là hoạt động thường xuyên tại các địa điểm văn hóa lịch sử như Bảo tàng Hồ Chí Minh, góp phần vào mục tiêu đổi mới sáng tạo cách thức giáo dục, tuyên truyền về văn hóa, lịch sử cho công chúng; đa dạng hóa các trải nghiệm của công chúng và du khách. 

HÀ PHƯƠNG, ảnh: T.TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top