Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Nhiệm vụ trọng tâm của công tác gia đình năm 2023

Thứ Tư 28/12/2022 | 15:28 GMT+7

VHO- Công tác gia đình năm 2022 đã đạt được những dấu ấn quan trọng như Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), nhiều văn bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Chương trình Phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025...  

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các tỉnh, thành, sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan, đơn vị có liên quan và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp, công tác gia đình đã có nhiều dấu ấn, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, là nền tảng cho năm 2023 và những năm tiếp theo.

Các sự kiện về gia đình huy động được sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân

Nổi bật nhất là Bộ VHTTDL đã hoàn thiện Hồ sơ Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đúng tiến độ, Quốc hội đã thông qua ngày 14.11.2022 với 465 đại biểu tán thành, chiếm 93,37%. Đây là một trong những dự án Luật nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.  Các nhà quản lý, chuyên gia và đông đảo đội ngũ những cán bộ làm công tác gia đình đều bày tỏ niềm vui ngay sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và cho rằng khi Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2023 chắc chắn sẽ tạo những chuyển biến tích cực trong công tác PCBLGĐ, ngăn chặn và giảm những vụ việc bạo lực gia đình. Luật mới đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và giải pháp từ các báo cáo điều tra, tiếp thu các trao đổi góp ý từ các Bộ, ngành, các tỉnh, thành và đông đảo mọi tầng lớp xã hội.

Có nhiều điểm mới tích cực, qua đó Luật đã đáp ứng mục tiêu quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Cùng với đó là khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bố trí nguồn lực cho PCBLGĐ để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Dư luận đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và quyết liệt của cơ quan soạn thảo là Bộ VHTTDL đã phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Uỷ ban Xã hội của Quốc hội cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu, chỉnh lý, sửa đổi, rà soát kỹ lưỡng các nội dung, các điều khoản và cân nhắc từng câu chữ để có một Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được Quốc hội thông qua đã tạo thêm một dấu ấn thành công của ngành VHTTDL.

Triển lãm ảnh nghệ thuật đen trắng là hoạt động  được Bộ VHTTDL chỉ đạo tổ chức hằng năm nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28.6.2001- 28.6.2022) 

Công tác gia đình đã triển khai đồng bộ các văn bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2021 và đầu năm 2022: Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030, Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư. Đồng thời các nhiệm vụ thường xuyên khác của lĩnh vực như tổ chức các hoạt động nhân các ngày về gia đình (Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20.3, Ngày Gia đình Việt Nam 28.6, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình), các nhiệm vụ về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, công tác người cao tuổi, trẻ em, bình đẳng giới trong gia đình tiếp tục được thực hiện có hiệu quả trên cả nước… Hiệu quả lớn nhất của công tác quản lý gia đình đó là nâng cao nhận thức, sự quan tâm của các ngành, các cấp và người dân về hệ giá trị gia đình trong tình hình mới, về công tác gia đình được nâng cao.

Trong Báo cáo Công tác Gia đình năm 2022, Vụ Gia dình (Bộ VHTTDL) đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Về Triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Xây dựng và trình Bộ trưởng trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật, Tổ chức các hội nghị công bố, triển khai Luật. Tiếp tục thực hiện Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Chương trình quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2023. Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 02/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình. Điều tra thực trạng gia đình Việt Nam để xây dựng hệ giá trị gia đình trong tình hình mới. Xây dựng Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc để triển khai thí điểm tại địa phương. Tiếp tục thực hiện Đề án “Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hằng năm”.  Hướng dẫn, tổ chức hoạt động truyền thông kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.  Tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình. Kiểm tra giám sát công tác gia đình. Tổ chức hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.  Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình...

Có thể thấy, nhờ vào sự nỗ lực của Bộ VHTTDL, đặc biệt là Vụ Gia đình, các văn bản về gia đình hiện nay tương đối hoàn thiện góp phần từng bước thực hiện xây dựng gia đình Việt Nam “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”, phù hợp với xã hội hiện đại và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đẩy mạnh tuyên truyền và tạo sự lan tỏa về Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Năm 2022, Vụ Gia đình đã phối hợp với các tỉnh, thành và các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và phát sóng các nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, phát sóng trong chương trình Gia đình Việt trên kênh VOV2 - Đài Tiếng nói Việt Nam. Tiếp tục tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên các báo Văn hóa, Phụ nữ Việt Nam, Lao động và Xã hội, Pháp Luật Việt Nam và Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Sau 2 năm thí điểm, sau khi tổng kết, đánh giá toàn diện việc triển khai thí điểm, năm 2022, Vụ đã trình lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, Kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí đến năm 2025 triển khai trên toàn quốc. Bên cạnh những tỉnh, thành đã được lựa chọn thí điểm, các tỉnh, thành khác cũng chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh, tập trung vào việc phổ biến, tuyên truyền Bộ tiêu chí này tới các cơ quan, đơn vị và người dân. Một số tỉnh như An Giang, Hà Tĩnh... đã tổ chức Lễ phát động đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí với sự tham gia của đông đảo người dân trên địa bàn.

THÚY HIỀN: ảnh: QUANG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top