Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Vang vọng Văn hóa

Thứ Sáu 20/01/2023 | 08:30 GMT+7

VHO- Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng như tại các hội nghị quan trọng khác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Lời của Tổng Bí thư không chỉ khẳng định cơ đồ, vị thế và tiềm lực đất nước mà còn khích lệ, cổ vũ cả dân tộc vững bước đi lên dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Trong niềm hân hoan của đất trời vào Xuân, mùa Xuân của đất nước và dân tộc với tràn đầy hạnh phúc và ước vọng, với niềm tin mãnh liệt vào tương lai xán lạn của dân tộc, chúng ta cũng tự hào rằng: Văn hoá chưa bao giờ được quan tâm và đạt được nhiều thành tựu như ngày hôm nay.

Không phải bây giờ mà ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hoá và hết sức quan tâm đến sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, xác định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước, đúng như Bác Hồ đã  nói: “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi”!

“Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ nét; các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị ngày càng nhận thức đúng đắn hơn và hành động tích cực hơn đối với vấn đề phát triển văn hoá, xã hội”.

(Phát biểu của Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 3.1.2023)

93 mùa Xuân, nhận thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hoá từng bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc hơn. Tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ hai năm 2021, một sự kiện trọng đại và lịch sử của đất nước sau 75 năm kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, thông điệp của Tổng Bí thư “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hoá còn thì  dân tộc còn” như những lời hiệu triệu, lay động triệu triệu trái tim, truyền cảm hứng cho những chiến sĩ trên “mặt trận tư tưởng văn hoá” phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cách mạng.

Hơn một năm sau sự kiện lịch sử của đất nước chưa phải là dài nhưng sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực của văn hoá phải nói là kỳ tích. Dẫu rằng mục tiêu “văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã  hội” vẫn đang còn phấn đấu nhiều nhưng chưa bao giờ hai từ “văn hoá” lại có sức nặng, vang vọng đến thế.

Đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, với vai trò  quản lý nhà nước, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã  khép lại một năm bằng những dấu ấn đáng tự hào với nhiều chuyển biến tích cực, mang tính bước ngoặt, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Ngay từ đầu Xuân Nhâm Dần 2022 trên quê hương Bác Hồ kính yêu, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021, “cỗ xe tam mã” Văn hoá, Thể thao và Du lịch chính thức khởi động với chủ đề công tác “Năm xây dựng môi trường văn hoá cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”, mở ra nhiều kỳ vọng…

“Tôi đánh giá cao Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các Ban, bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều sự kiện văn hóa có . nghĩa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, trong đó hội tụ về “Ngôi nhà chung” với những lễ hội độc đáo, hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, nghi thức được công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại…”.

(Phát biểu của Chủ tịch nước NGUYỄN XUÂN PHÚC tại buổi gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, ngày 19.4.2022)

Như Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhiều lần nhấn mạnh: “Muốn chấn hưng và phát triển văn hóa, yếu tố đầu tiên là phải  nhận thức đúng, khi nhận thức đúng thì sẽ có hành động đúng”.

Thành công của ngành trong năm bắt đầu bằng việc đột phá từ khâu tổ chức cán bộ; xây dựng đời sống văn hoá cơ sở thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, chọn đơn vị, thôn, bản, ấp, phố, đơn vị, cơ quan, trường học, doanh nghiệp để xây dựng môi trường văn hóa.

Chọn đúng và trúng vấn đề, quyết tâm đột phá “Quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến” theo quan điểm chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ của đồng chí Bộ trưởng không chỉ mang lại sức sống mới trong ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch mà còn được các Bộ, ngành, địa phương hưởng ứng, lan toả trong đời sống x. hội, “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, thực hiện thành công Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021.

Lần đầu tiên Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh, được kết nối từ điểm cầu UBND tỉnh đến 347 điểm cầu cấp huyện, cấp xã và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc với sự tham gia của hơn 15.000 đại biểu; lần đầu tiên quê hương Quan họ Bắc Ninh tổ chức Hội nghị Văn hoá được kết nối trực tuyến đến 138 điểm cầu các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn với gần 7.000 đại biểu… Và âu đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, những “Hội nghị Diên Hồng” về văn hoá được tổ chức trang trọng, quy mô và lan tỏa ở cấp địa phương như thế, đúng với đường lối và quan điểm của Đảng phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân.

“Công tác phát triển văn hóa được quan tâm, chú trọng hơn; tập trung nghiên cứu, quán triệt, triển khai tích cực Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Nhận thức về vai trò  của văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được biểu dương, nhân rộng, lan tỏa. Các thiết chế văn hóa, thể thao đang được quan tâm quy hoạch, đầu tư tại các địa phương, địa bàn đông dân cư, khu công  nghiệp, đô thị”.

(Phát biểu của Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XV, ngày 20.10.2022)

Hầu hết Ban Thường vụ Tỉnh uỷ các tỉnh, thành trên toàn quốc đã ban hành chỉ thị xây dựng đời sống văn hoá tại địa phương mình. Không chỉ dừng lại ở Nghị quyết, nhiều địa phương đã tăng các nguồn lực để đầu tư cho văn hóa với tổng mức đầu tư vượt 2% ngân sách. Niềm vui nối tiếp niềm vui, ở cấp độ quốc gia, Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất đầy tâm huyết của lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẩn trương trình Quốc hội ban hành  Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.

Xây dựng môi trường văn hoá cũng được các Bộ, ngành đồng loạt hưởng ứng: Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân phối hợp tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”; Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy banVăn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”; Hiệp hội phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam với Cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tại các vùng, miền trên toàn quốc; Quân đội tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị…

Hai hội thảo quốc gia về văn hoá diễn ra trong những ngày cuối năm 2022 được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức thành công đã khép lại một năm sôi động, “quyết liệt” cho văn hoá, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến gắn với đổi mới mạnh mẽ tư duy.

 “Lĩnh vực văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều sự kiện văn hóa, thể thao quy mô lớn, nhất là SEA Games

31, đã được tổ chức rất thành công”.

(Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐINH HUỆ tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XV, ngày 20.10.2022)

Thực hiện chỉ đạo nói trên của đồng chí Bộ trưởng, toàn ngành đã tập trung đổi mới tư duy từ “làm văn hoá” sang “quản lý nhà nước về văn hoá”, xác định quản lý nhà nước thông qua các công cụ pháp luật, cơ chế, chính sách là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để khơi thông nguồn lực và thúc đẩy sáng tạo. Trong năm, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Chính phủ, trình Quốc hội thông qua 2 dự án Luật, phối hợp trình 1 dự án Luật. Ngoài ra, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 Nghị định, 5 Quyết định,1 Chỉ thị; 14 Thông thư và 2 văn bản khác. Đây là những con số biết nói, cho thấy hiệu lực, hiệu quả từ kết quả đổi mới trong công tác quản lý của ngành. Những thành tựu rất đáng trân trọng, tự hào nói trên đã đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành, không chỉ 5 năm mà còn xa hơn, ở tầm chiến lược, lâu dài.

Đất nước bước vào một mùa Xuân mới với tâm thế và quyết tâm lớn lao. Không chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được, những chiến sĩ trên “mặt trận tư tưởng văn hoá” nguyện quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, biến nhận thức thành hành động, “ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới” như lời chúc và kỳ vọng của đồng chí Tổng Bí thư.

“Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã  Hoàn thiện Chiến lược phát triển văn phát triển gia đ.nh VN; đã,  đang thực hiện chương trình phục hồi phát triển du lịch… Điều đó cho thấy Bộ đã Có sự đầu tư, từ tư duy tổng quát đến tầm nhìn chiến lược và đạt kết quả tốt trên cả 4 lĩnh vực”.

(Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội)

“Có thể thấy rất rõ những tín hiệu tích cực trong công tác quản lý  nhà nước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Có sự đổi mới tư duy, thể hiện từ trạng thái quản lý định hướng sang những hành động rất cụ thể. Đặc biệt, từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, xác định rõ tầm quan trọng của sứ mệnh “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, đội ngũ văn nghệ sĩ đã được quan tâm nhiều hơn.

Chúng tôi vô cùng xúc động khi người đứng đầu Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã  đánh giá cao vai trò của văn nghệ sĩ. Cùng với sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước, giới văn nghệ sĩ sẽ tạo nên một giai đoạn sáng tạo mới, cống hiến nhiều tác phẩm hay, đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân”.

(NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam)

“Hoạt động của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong năm qua thực sự khởi sắc, bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư về nâng cao vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội. Muốn người khác quan tâm tới mình, trước hết phải tự khẳng định bản thân, tự làm mới mình và tự làm cho mọi người quan tâm đến mình. Trong năm qua, cả 3 điều này ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều đã làm được. Những quyết sách, hoạt động, kết quả đạt được đã làm cho toàn bộ xã  hội chú ýđến văn hóa nhiều hơn, hoạt động có hiệu quả hơn”.

(TS Chu Đức Tinh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh)

PHAN THANH NAM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top