Học sinh trải nghiệm bảo tàng, khơi nguồn cảm hứng “văn hay chữ tốt”

VHO- 150 học sinh đến từ các trường THCS trên địa bàn TP.HCM vừa tham gia Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” lần thứ23 năm học 2022-2023. Đây là hoạt động thường niên do Sở GD&ĐT TP.HCM tổchức. Cuộc thi diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, vì thế, một trong những điểm mới của hội thi năm nay là học sinh tham gia trải nghiệm ở Bảo tàng và thực hiện bài thi phát huy tính sáng tạo từ các câu hỏi trong đề thi.

Học sinh trải nghiệm bảo tàng, khơi nguồn cảm hứng “văn hay chữ tốt” - Anh 1

 Các học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu kiến thức lịch sử, văn hóa tại bảo tàng Ảnh: BTLS

Theo ông Trần Tiến Thành, chuyên viên Phòng Giáo dục trung học, Hội thi “Văn hay chữ tốt” hướng đến việc tạo ra môi trường học tập, giao lưu, vui chơi cho các em học sinh THCS có đam mê sáng tạo văn chương và yêu thích nghệthuật viết chữ. Qua quá trình viết văn hay và rèn chữ đẹp, học sinh hình thành năng lực văn chương như nắm vững kỹ năng viết bài văn theo yêu cầu cụ thể, biết sử dụng ngôn ngữ một cách nghệthuật, vận dụng các phương thức biểu đạt và thao tác lập luận để viết văn, đồng thời phát huy các phẩm chất tốt đẹp…

Điểm mới trong Hội thi năm nay là sự kết nối trên nhiều phương diện giữa truyền thống và hiện đại, giữa trải nghiệm và sáng tạo, giữa các môn học Lịch sử và Ngữ văn, giữa người trẻ và quá khứ... Đồng thời, qua hoạt động trải nghiệm tại bảo tàng, giúp các em có góc nhìn mới vềlịch sử, từ những trang sách đến hiện vật trưng bày, góp phần khơi dậy yêu lịch sử của dân tộc.

Trước khi bước vào vòng thi sáng tạo, các em sẽ được trải nghiệm tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Tại đây, học sinh được giao lưu, tương tác với Robot Batalis - “thuyết minh viên” trẻ tuổi nhất của bảo tàng, tham gia đố vui có thưởng và trải nghiệm hệthống trưng bày tại Bảo tàng. Hoạt động này là phương cách giúp các bạn nhỏ hiểu vềlịch sử, nhìn nhận giá trịlịch sử theo góc nhìn riêng của tuổi trẻ và đặc biệt mang lại những “chất liệu” cho các em bước vào vòng thi sáng tạo.

Năm nay, Hội thi có sự kết nối giữa hai môn học Lịch sử và Ngữ văn, góp phần khơi nguồn cảm hứng sáng tạo văn chương thông qua những trải nghiệm, quan sát, thể hiện góc nhìn lịch sử của thế hệtrẻ. Cả 2 đềthi khối 6, 7 và 8, 9 cùng có một câu hỏi chung nội dung là: “Nếu được chọn một sự kiện, đồ vật hoặc hình ảnh về tuổi trẻ TP.HCM hôm nay để đặt vào bảo tàng nhằm giúp thế hệ sau hiểu thêm về thế hệ trẻ ngày nay thì em sẽ chọn sự kiện hoặc đồ vật, hình ảnh nào? Vì sao em chọn như vậy?”. Ngoài ra, với đềthi khối 8, 9, học sinh được yêu cầu viết bài văn với chủđề“Lịch sử trong tôi là…”. Riêng ở khối 6, 7 học sinh được yêu cầu viết bài văn với chủđề“Những hình ảnh ấn tượng trong tôi” sau buổi tham quan, trải nghiệm.

Với những câu hỏi này, học sinh bày tỏ sự thích thú và cho biết đềthi nhiều gợi mở, tạo “đất” cho các em được trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” thật sự mang lại nhiều ý nghĩa, không chỉ giúp học sinh nâng cao kiến thức, rèn kỹ năng làm văn, luyện viết chữ đẹp mà các em còn được học hỏi, giao lưu và bày tỏ quan điểm, trải nghiệm cảm giác vừa học vừa chơi.

T.TRANG

Ý kiến bạn đọc