Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Ca sĩ – giảng viên thanh nhạc cùng học hát dân ca

Thứ Sáu 28/04/2023 | 17:55 GMT+7

VHO - Ngày 28.4, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình báo cáo và bế mạc tập huấn hát dân ca của trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Tại đây, các giọng ca nổi tiếng ở nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như: Tố Hoa, Lương Nguyệt Anh, NSƯT Hồng Hạnh, NSƯT Hương Giang… đã biểu diễn các tiết mục nghệ thuật truyền thống, tác phẩm mang âm hưởng dân ca.

TS. NSND Thanh Ngoan hướng dẫn trực tiếp các giảng viên

Khóa tập huấn dân ca cho giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội do TS.NSND Thanh Ngoan hướng dẫn diễn ra từ ngày 18 đến ngày 28.4. Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các giảng viên, học viên, và những người yêu nghệ thuật truyền thống.

Phát biểu tại chương trình, đại tá Vũ Hồ Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội cho biết, các ca sĩ tham gia lớp tập huấn là các giảng viên, giọng ca nổi tiếng, nhiều người được đào tạo tại Nga, Trung Quốc, nhưng hát dân ca rất ngọt. Chương trình biểu diễn báo cáo đầy ắp văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống. Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật phần nào cho thấy nỗ lực của thầy và trò.

“Đây là lớp học tự nguyện, có rất nhiều ngôi sao ca nhạc như Tố Hoa, Lương Nguyệt Anh… Qua lớp tập huấn, các ca sĩ – giảng viên có dịp khám phá những khả năng khác của bản thân, vận dụng lý luận vào thực tiễn và từ thực tiễn chuyển thành lý luận, truyền đạt cho thế hệ sau. Kết quả lớp tập huấn đã đáp ứng nhiệm vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành biểu diễn, thực hiện trách nhiệm trước Quân đội và nhân dân về bảo tồn nghệ thuật truyền thống, văn hóa dân gian của Việt Nam”, đại tá Vũ Hồ Tùng cho biết.

Các nghệ sĩ lớp tập huấn biểu diễn các làn điệu dân ca

Tại chương trình, các nghệ sĩ, giảng viên lớp tập huấn đã biểu diễn các làn điệu chèo cổ Đào Liễu, hát xẩm chênh bông, hát văn và ứng dụng nghệ thuật truyền thống vào các ca khúc dân ca, âm hưởng dân ca ngày nay. TS.NSND Thanh Ngoan đã chia sẻ một số kinh nghiệm của mình về các kỹ thuật hát dân ca, dân gian và cách áp dụng chúng vào biểu diễn thanh nhạc. Ngoài ra, các giảng viên tham gia tập huấn cũng đã được trang bị kiến thức về lịch sử và văn hoá dân tộc Việt Nam, từ đó giúp họ hiểu rõ hơn về giá trị của các bài hát dân ca và cách biểu diễn chúng.

TS. NSND Thanh Ngoan cho biết, tập huấn hát dân ca và ứng dụng vào thực hành biểu diễn Khoa Thanh nhạc không chỉ giúp các giảng viên của Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội có thêm những kiến thức mới về âm nhạc dân gian mà còn có kỹ năng biểu diễn cần thiết của âm nhạc dân gian Việt Nam để hoàn thiện hơn trong trình diễn các tác phẩm nghệ thuật của mình, đồng thời nhân rộng vốn kiến thức tới đối tượng học viên nhà trường trong quá trình giảng dạy. Các giảng viên đã học được cách trình diễn các bài hát dân ca một cách đầy chuyên nghiệp và truyền cảm, đồng thời cũng đã nắm được những kỹ thuật âm nhạc cần thiết để tạo ra những tác phẩm âm nhạc dân tộc độc đáo.

Từ những kinh nghiệm đã được học, các giảng viên sẽ hoàn thiện hơn trong nghiên cứu, ứng dụng âm nhạc dân gian, kết hợp sáng tạo giữa hát dân ca và các dòng nhạc mới tạo nên một sự pha trộn độc đáo giữa truyền thống và hiện đại song vẫn giữ được nét đặc trưng vốn có, giúp cho nghệ thuật Việt Nam ngày càng được phát triển và đa dạng hơn. Điều này cũng có thể giúp cho việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình

Thiếu tá Đỗ Thị Phương Mai, Chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc cho biết, khóa tập huấn diễn ra trong 10 ngày dưới sự hướng dẫn của TS.NSND Thanh Ngoan và sự hỗ trợ của giảng viên Khoa Nghệ thuật dân tộc và miền núi, các giảng viên trong Khoa hết sức phấn khởi, như được đón một làn gió mới. Đặc biệt là giảng viên tổ bộ môn Hát dân gian đã được nghe giới thiệu, tiếp thu được các kinh nghiệm, thực hành các phương pháp, kỹ thuật, của các chất liệu âm nhạc truyền thống như: chèo, xẩm, hát văn… Đồng thời, các nghệ sĩ – giảng viên ứng dụng cách hát từ các làn điệu cổ vào các tác phẩm, ca khúc mới để tạo ra một phong cách hát phù hợp. Đây là điều hết sức có ý nghĩa đối với công tác giáo dục, đào tạo thực hành biểu diễn của Khoa Thanh nhạc, nhất là trong bối cảnh âm nhạc đương đại đang ngày càng chiếm ưu thế hiện nay.

Theo đại tá Vũ Hồ Tùng, qua thời gian tập huấn các giảng viên có cơ hội trình bày các tác phẩm tương ứng với chuyên môn trong quá trình làm việc với chuyên gia, từ đó chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, đưa âm nhạc truyền thống các vùng miền đặc trưng vào đời sống âm nhạc chung, tiếp tục phát huy và lan tỏa âm nhạc truyền thống, đặc biệt trong môi trường đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp.

THANH NGỌC

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top