Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT: Giải thưởng cao quý mà các tác giả đều mong ước

Thứ Tư 17/05/2023 | 09:49 GMT+7

VHO- Chia sẻ với Văn Hóa, nhiều nghệ sĩ, tác giả trẻ nhìn nhận, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT là những Giải thưởng cao quý mà mỗi tác giả, nghệ sĩ trên con đường sáng tác, hoạt động nghề nghiệp của mình đều luôn mong ước, và thấy rằng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được.

  Một tiết mục nghệ thuật tại Lễ trao tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về VHNT năm 2017 Ảnh: TRẦN HUẤN

Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT sẽ diễn ra trang trọng vào ngày 19.5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. 128 tác giả, đồng tác giả được trao tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT.

“Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước là đỉnh cao tuyệt vời nhất”

Phạm Phương Thảo trưởng thành từ cuộc thi Sao Mai năm 2003. Với chất giọng ngọt ngào sâu lắng, kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Sao Mai xứ Nghệ luôn có vị trí riêng trong lòng khán giả dòng nhạc dân gian. Và sau 20 năm, vẫn là một chất giọng cao, khỏe, trong nhưng giọng ca xứ Nghệ đã đằm hơn, sắc hơn, đậm sự trải nghiệm và đang ở độ chín.

Chia sẻ cảm xúc về lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác năm nay, Phương Thảo cho biết, Giải thưởng này không chỉ là niềm vui, niềm vinh dự, tự hào của những tác giả có những tác phẩm đặc biệt xuất sắc về VHNT, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là niềm vui của những nghệ sĩ trẻ như cô, bởi chính các nhạc sĩ đã góp phần làm nên hình ảnh, tên tuổi của các nghệ sĩ nói chung và cá nhân Phương Thảo nói riêng. Theo Phương Thảo, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước là những phần thưởng cao quý của Ðảng và Nhà nước, có ý nghĩa rất lớn động viên, khích lệ các tác giả phát huy tài năng, năng lực sáng tạo của mình, cống hiến những tác phẩm, công trình nghệ thuật có giá trị đặc biệt góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà. Đó là đỉnh cao tuyệt vời nhất mà tác giả, nghệ sĩ nào cũng luôn mong muốn nhận được.

“Bản thân là một nghệ sĩ trẻ trưởng thành từ Đoàn ca múa kịch Hương Sen ở quê nhà Nghệ An, với lòng yêu nghề, say nghề tôi luôn cố gắng hết mình cống hiến cho nghệ thuật. Sự cống hiến của tôi cũng đã được ghi nhận. Năm 2016, tôi là một trong những gương mặt nghệ sĩ trẻ nhất được phong tặng danh hiệu NSƯT. Ngoài ca hát, tôi cũng tập sáng tác. Những ca khúc do tôi sáng tác như Đất mẹ ngày về, Gái Nghệ, Trăng sáng một mình, À ơi ngày thơ, Ơn mẹ thiên nhiên, Hát đồng dao, Tài sắc đa đoan... được công chúng và bạn bè hưởng ứng, đón nhận”, Phương Thảo chia sẻ.

Nữ ca sĩ cho hay: “Nhiều thầy cô giáo mong muốn tôi gửi tác phẩm mình sáng tác tham gia Giải thưởng, nhưng thực sự đến thời điểm này, ngoài ca hát, Thảo sáng tác chỉ là để trải lòng mình. Những “cây đa, cây đề” trong làng âm nhạc còn rất nhiều. Với những nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho xã hội thì ai cũng đều mong một sự ghi nhận thành tựu trọn đời như Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Đặc biệt, Giải thưởng này là một sự khích lệ to lớn đối với những nghệ sĩ trẻ. Tuy nhiên, Thảo chưa dám nghĩ nhiều về điều này mà chỉ luôn ý thức phải cố gắng và tiếp tục hoàn thiện bản thân, cống hiến, đóng góp cho nghệ thuật nước nhà”.

 Với những nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho xã hội thì ai cũng đều mong một sự ghi nhận thành tựu trọn đời như Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Đặc biệt, Giải thưởng này là một sự khích lệ to lớn đối với những nghệ sĩ trẻ. Tuy nhiên, Thảo chưa dám nghĩ nhiều về điều này mà chỉ luôn ý thức phải cố gắng và tiếp tục hoàn thiện bản thân, cống hiến, đóng góp cho nghệ thuật nước nhà.

(Nữ ca sĩ PHẠM PHƯƠNG THẢO)

“Các tác giả đều mong ước và phải nỗ lực nhiều hơn để đạt được Giải thưởng”

Được xem là “của hiếm” trong làng điện ảnh Việt Nam, nữ đạo diễn Đặng Thái Huyền luôn luôn bận rộn với lịch trình hoạt động dày đặc suốt ngày đêm trên các phim trường. Ở thế hệ 8X, Đặng Thái Huyền cũng là một trong số hiếm hoi những tên tuổi đạo diễn trẻ sớm có trong tay nhiều bộ phim điện ảnh đắt giá cùng hàng trăm tập phim truyền hình, nhiều giải thưởng lớn trong nghề.

Trước thềm lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, nữ đạo diễn chia sẻ, Giải thưởng và danh hiệu vinh dự Nhà nước là những phần thưởng rất lớn đối với bất cứ cá nhân nào được đón nhận. Điều đó chứng tỏ những cố gắng mà mỗi cá nhân nỗ lực suốt những ngày tháng qua đã được ghi nhận và đánh giá cao. “Đối với cá nhân tôi, tôi biết quanh tôi, nhiều nghệ sĩ giỏi và tài năng vẫn đang miệt mài làm việc. Giải thưởng, danh hiệu là vô cùng cao quý và vinh dự nhưng không có nghĩa là thước đo duy nhất cho sự cống hiến. Tôi vẫn sẽ theo đuổi đam mê của mình như trước nay vẫn từng, dù được hay không được nhận các giải thưởng, danh hiệu”, Đặng Thái Huyền tâm sự.

Làm phim đề tài chiến tranh cách mạng thường khó và kén người xem. Tuy nhiên chính với đề tài này mà cái tên Đặng Thái Huyền đã được sự ghi nhận của giới nghề và đón nhận của khán giả. Bộ phim Người trở về cũng là tác phẩm điện ảnh giúp Đặng Thái Huyền được nhận nhiều giải thưởng. Với nữ đạo diễn 8X, niềm đam mê luôn là điều khiến chị không ngừng theo đuổi và tiến về phía trước: “Tác phẩm mà mình tâm đắc nhất sẽ luôn là tác phẩm đang chờ đợi mình ở phía trước. Và trong bất kỳ ngành nghề nào, tôi nghĩ tự tin là điều cần thiết. Tự tin để biết mình đang đứng ở đâu, biết mình cần phải làm gì, biết mình còn thiếu sót gì để rèn luyện bù đắp. Tôi nghĩ đó là yếu tối quan trọng để bắt tay vào một dự án”.

Chia vui với những tác giả vinh dự được đón nhận Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay, nữ đạo diễn Đặng Thái Huyền bày tỏ, Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh là những Giải thưởng lớn, có uy tín mà Đảng, Nhà nước trao tặng các tác giả, văn nghệ sĩ có tác phẩm xuất sắc, cống hiến cho nền VHNT nước nhà. Đây là những phần thưởng cao quý mà tất cả các tác giả, nghệ sĩ đều mong ước và thấy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được. “Công trình kịch bản Người trở về do tôi đồng biên kịch là một trong những công trình được xét giải thưởng Nhà nước năm nay, biên kịch viết cùng tôi là đại diện nhận giải. Dù không phải cá nhân mình được xướng tên nhưng đó đã là niềm khích lệ, cổ vũ tôi rất lớn trên con đường làm nghề phía trước…”, đạo diễn Đặng Thái Huyền chia sẻ.

 Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh là những Giải thưởng lớn, có uy tín mà Đảng, Nhà nước trao tặng các tác giả, văn nghệ sĩ có tác phẩm xuất sắc, cống hiến cho nền VHNT nước nhà. Đây là những phần thưởng cao quý mà tất cả các tác giả, nghệ sĩ đều mong ước và thấy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được.

(Nữ đạo diễn ĐẶNG THÁI HUYỀN)

“Giải thưởng danh giá mà tác giả nào cũng mong muốn được chạm tay tới…”

Thượng úy, nhà văn Phan Đức Lộc, cây viết trẻ giàu nội lực thuộc thế hệ 9X chia sẻ, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT là những Giải thưởng danh giá mà tác giả nào cũng mong muốn được chạm tay tới.

Theo nhà văn Phan Đức Lộc, muốn hướng đến Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT, một nhà văn, nhất là những cây viết trẻ phải nỗ lực nâng cao chất lượng tác phẩm của mình. Từng câu chữ được viết ra phải mang sức nặng về tư tưởng, giá trị nghệ thuật; đóng góp vào sự phát triển của đất nước. “Một số cây bút hiện nay khi viết đang sa vào cái tôi cá nhân bé nhỏ, ít chú ý đến sự nghiệp xây dựng đất nước hùng cường, con người hạnh phúc. Hay vì áp lực kinh tế mà họ viết vội, cho ra đời những tác phẩm kém chất lượng, vô thưởng, vô phạt. Đây là những tư tưởng phải được loại bỏ. Chúng ta cần xác định văn chương phải gắn bó với vận mệnh dân tộc. Sáng tác văn chương vì mục đích cao cả, thiêng liêng”, nhà văn Phan Đức Lộc nêu.

Nhà văn Phan Đức Lộc cũng cho hay, các nhà văn trẻ phải xác định mình có trách nhiệm góp phần giúp văn học có sự hiện diện mạnh mẽ hơn trong công cuộc chấn hưng văn hóa. Khi sáng tác, nhà văn trẻ phải trăn trở viết thế nào để bạn đọc cảm nhận được tác phẩm mang đậm chất văn hóa Việt. Muốn làm được điều đó, các cây viết trẻ phải trang bị cho mình vốn văn hóa dân tộc cũng như kiến thức về văn chương.

Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng đối với những tác phẩm được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước quy định rõ tác phẩm phải có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển VHNT Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có giá trị đặc biệt xuất sắc về VHNT, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật… Bên cạnh đó, tác phẩm phải có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần đáng kể vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển VHNT Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà văn Phan Đức Lộc nhận định để đạt được những tiêu chuẩn này, một nhà văn trẻ cần cả một quá trình rèn luyện. Các tác giả trẻ không nên đặt nặng vấn đề sáng tác là phải sớm đạt được Giải thưởng mà trước mắt, hãy phấn đấu sáng tác để đóng góp vào sự nghiệp phát triển VHNT nước nhà, làm giàu vốn văn hóa Việt. “Trái ngọt” sẽ đến với những ai không ngừng nỗ lực.

Nhà văn trẻ cũng cho rằng Giải thưởng có sự tổng hòa giữa yếu tố tác phẩm và con người. Không chỉ trau dồi về mặt chuyên môn, một cây viết trẻ cần rèn luyện cả đạo đức, nhân cách. Một tác phẩm chỉ lan tỏa được những giá trị tích cực về con người khi nó được viết bởi một tác giả có tư tưởng đạo đức tốt. Những giá trị tích cực ấy cũng cần được những nhà văn trẻ tạo sức lan toả, để nền văn học nước nhà có được đội ngũ nhiều cây viết trẻ có cả đức lần tài; đúng với ý nghĩa của Giải thưởng. 

 Để đạt được những tiêu chuẩn này, một nhà văn trẻ cần cả một quá trình rèn luyện. Các tác giả trẻ không nên đặt nặng vấn đề sáng tác là phải sớm đạt được Giải thưởng mà trước mắt, hãy phấn đấu sáng tác để đóng góp vào sự nghiệp phát triển VHNT nước nhà, làm giàu vốn văn hóa Việt. “Trái ngọt” sẽ đến với những ai không ngừng nỗ lực.

(Nhà văn PHAN ĐỨC LỘC)

 HÀ PHƯƠNG - NGỌC NHIÊN - ĐÌNH TOÁN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top