Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

​Du lịch y tế tại TP.HCM: Chưa xứng với tiềm năng

Thứ Hai 11/06/2018 | 09:32 GMT+7

VH- Với mục tiêu biến mô hình Du lịch y tế trở thành một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh, ngành Du lịch và Y tế TP.HCM đã và đang bắt tay nhau để tạo dựng nhiều điểm nhấn ấn tượng cho mô hình này, thế nhưng vẫn còn đó nhiều ý kiến lo ngại…

 Mô hình Du lịch y tế TP.HCM đang kì vọng mở ra nhiều bước tiến mới - Ảnh minh họa

 Sở Du lịch và Sở Y tế TP.HCM vừa phối hợp cho ra đời cuốn cẩm nang Du lịch y tế TP.HCM bao gồm những thông tin, hình ảnh, địa chỉ và bản đồ thu nhỏ của 14 đơn vị có uy tín trong khám sức khỏe, y học cổ truyền, nha khoa thẩm mỹ, tầm soát bệnh lý chuyên sâu địa chỉ, đồng thời giới thiệu thêm một số điểm tham quan, nghỉ dưỡng, mua sắm và ăn uống trên địa bàn, số điện thoại cần thiết giải đáp các thắc mắc liên quan đến du lịch y tế... Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh trong năm 2017 khoảng 80.000 lượt, doanh thu khoảng 2 tỉ USD, riêng TP.HCM đón khoảng gần 40.000 lượt, doanh thu trên 1 tỉ USD. Nếu tại nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Du lịch y tế chính là “gà đẻ trứng vàng” thì tại nước ta và TP.HCM (dù có rất nhiều thế mạnh về y học cổ truyền, nha khoa…) nhưng thời gian qua mô hình du lịch kết hợp với các dịch vụ y tế vẫn còn khá mờ nhạt. Từ đây cho biết phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm để dọn đường cho loại hình này bứt phá, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM chia sẻ, nhiều năm qua du khách đến từ Campuchia, Lào, nhất là khách Việt kiều rất tin tưởng những dịch vụ khám chữa bệnh, thẩm mỹ ở TP.HCM và đã chi tiêu rất nhiều tiền cho mảng du lịch y tế, thế nhưng nhiều thông tin về dịch vụ, chất lượng các loại hình khám chữa bệnh tiên tiến của nước ta vẫn chưa được cập nhật rõ đến các đối tượng này cùng nhiều khách trong khu vực châu Á hiểu rõ. Ông Minh đề xuất ngành Du lịch và Y tế cần đầu tư nhiều hơn nữa để quảng bá loại hình này đến du khách quốc tế. Trong khi đó, các công ty lữ hành cho rằng du lịch y tế đã được nhiều quốc gia trong khu vực làm rất thành công, còn tại Việt Nam và TP.HCM việc triển khai loại hình này khiến không ít người làm nghề “vừa mừng vừa lo” vì bên cạnh nhiều cơ hội mới được khai mở thì có một thực trạng đã tồn tại khá nhiều năm qua là chúng ta mới chỉ khai thác được đối tượng khách nước ngoài sử dụng các dịch vụ y tế như: nha khoa (giá rẻ, chất lượng tốt), sử dụng các liệu pháp y học cổ truyền, mua thuốc thảo được, châm cứu… trong khi một lượng khách nội của nước ta (tầng lớp trung lưu, thượng lưu lại đi các nước lân cận như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản) để du lịch và kết hợp khám chữa nhiều loại bệnh như tim, ung thư, thụ tinh nhân tạo, chữa vô sinh. Từ đây đưa ra câu hỏi là nền y học nước ta hoàn toàn không thua kém với các nước trong khu vực, sao lại để thất thoát lượng khách này. Và câu trả lời sẽ là: Thiếu cung cấp thông tin về các dịch vụ khám chữa bệnh cao cấp cho khách biết; tình trạng xuống cấp nhà vệ sinh, phòng chờ tại một số bệnh viện; thái độ phục vụ của nhân viên bệnh viện, đội ngũ khám chữa bệnh ở một số nơi chưa làm hài lòng khách; tình trạng chèo kéo gây mất an ninh trật tự tại cổng một số bệnh viện hay nạn móc túi người khám chữa bệnh còn khá phức tạp…

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP thừa nhận những phản ánh trên là có căn cứ, bà chia sẻ sở dĩ trong cẩm nang Du lịch y tế lần này chỉ có 14 cơ sở là vì các đơn vị này đáp ứng đủ các tiêu chí mà ngành Du lịch và Y tế TP.HCM đề ra như có dịch vụ riêng phục vụ khách du lịch y tế, người phiên dịch, nhân viên tiếp đón cho đến đội ngũ y bác sĩ thăm khám đều lấy thân thiện, nhiệt tình với khách lên hàng đầu. Do đó, khách hoàn toàn có thể an tâm sử dụng sản phẩm du lịch y tế cao cấp, đặt chuẩn quốc tế tại các nơi này. Nói vậy không phải là các cơ sở y tế còn lại không đủ điều kiện để làm du lịch y tế, trong thời gian tới ngành Du lịch và Y tế TP.HCM sẽ vận động nhiều đơn vị y tế khác tự nguyện tham gia chương trình, đồng thời xuống các đơn vị này kiểm định chất lượng và tiếp tục bổ sung vào cẩm nang, giúp du khách trong và ngoài nước có thêm nhiều lựa chọn, dễ dàng tra cứu, sử dụng các dịch vụ du lịch y tế. 

 Bài, ảnh: KHẢI HOÀN

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top