Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Giữ chân du khách từ “điều tế nhị”

Thứ Tư 13/07/2022 | 12:46 GMT+7

VHO- Ai đi trên những “con đường thiên lý”, chắc cũng đôi lần nhìn thấy chiếc xe khách đậu phía trước, phía sau là rất nhiều người đàn ông đứng dàn hàng ngang quay lưng ra ngoài.

Cũng không ít lần, có những người đàn ông “hóng gió” ở nơi đầu cầu vắng vẻ. Hoặc cứ vi vu đứng ở một góc của mỏ bàn phà sang sông và tự nhiên trút bầu tâm sự nơi đầu sóng ngọn gió.

Ngắm cảnh đẹp bằng hành động không đẹp tí nào

Mọi người, chắc ít nhiều đã có lúc mong xe mau dừng ở nơi thuận tiện nào đó, để “giải quyết” cái bụng đang quặn thắt. Có khi ghé vào rồi, nếu không vì lý do “bất khả kháng” thì cũng khó lòng theo được cách giải quyết của dân địa phương.
Và người Việt chúng ta thấy những cảnh đó xem ra rất ư là “chuyện thường ngày ở huyện”. Song với du khách nước ngoài thì đây là hình ảnh có gì đó ngồ ngộ khiến họ “bật ngửa” không dám nhìn.
Yet.Tơ.Lô - chuyện nhỏ - nhưng không nhỏ
Bạn thích đi du lịch bất cứ đâu, việc đầu tiên bạn cần phải nghĩ đến là chuyện vệ sinh. Ở những khu du lịch do tư nhân đầu tư khai thác, nhà vệ sinh nơi đó được chăm sóc tương đối sạch sẽ, dù mức độ cũng tùy từng nơi. Nhưng đối với nhiều điểm du lịch công cộng, nhà vệ sinh, thậm chí có thu phí thật sự, nằm dưới tiêu chuẩn vệ sinh trung bình. Do vậy, khách du lịch nội địa thường lại thích “về với thiên nhiên” hơn là vậy.

Rừng Trà Sư không chỉ là vương quốc của các loài chim cò quí hiếm mà còn là nơi có WC chuẩn “sạch” và được xây dựng bằng vật liệu thân thiện với môi trường rừng tự nhiên

Bạn là nữ du khách hay là người lớn tuổi sức khỏe đã giảm, vệ sinh cá nhân là chuyện rất đáng quan tâm để chuyến đi hoàn hảo. Nếu là khách ngoại quốc, nhiều chỗ họ sẽ thật sự ngỡ ngàng hoặc là kinh hoàng khi thấy nhà vệ sinh của dân nội địa.
Tiếng Việt của chúng ta gọi những nơi cần thiết với mọi người đó là nhà xí hay văn hoa hơn là công trình phụ, phải chăng chính vì vậy nên ít được chú trọng, để nó xấu xí cũng được? Giờ ta hay gọi là “nhà vệ sinh” nhưng thường lại là nơi mất vệ sinh, do không được dọn rửa thường xuyên và cũng do người sử dụng không có ý thức gìn giữ sạch sẽ.
 

WC vô cùng lịch sự tại Khu du lịch Rừng tràm Trà Sư

Làm du lịch đúng nghĩa phải biết đến “điều tế nhị”
Nếu có tấm lòng với du lịch nước nhà, chúng ta sẽ thấy có những nhà đầu tư đã biết cách chăm chút đến du khách từ những “điều tế nhị” nhất. Đầu tiên họ đã nghĩ đến là “công trình phụ” phải rộng rãi, sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị.

Nhà vệ sinh tại điểm tham quan Điện mặt trời An Hảo vô cùng lịch lãm

Nhiều hướng dẫn viên có thể thao thao bất tuyệt về các danh lam, thắng cảnh khắp 63 tỉnh - thành, sự đặc sắc đa dạng của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Nhưng chỉ cần một câu chuyện hài hước có thật của một khách du lịch về sự cố liên quan đến vấn đề vệ sinh thì mọi quảng bá du lịch mất đi ít nhiều tác dụng của nó.

Điểm tham quan Điện mặt trời đẹp bất tận bởi không gian rực rỡ

Do đó, bên cạnh việc chúng ta tăng cường quảng bá về sự xinh đẹp của biển, của rừng, của sông nước, núi non đất Việt nhưng để giữ chân du khách cần phải làm nhiều nữa. Đơn cử như làm đẹp cái nhà vệ sinh. Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ chút nào.

Sảnh đón khách của Resort Sao Mai Thanh Hóa sẽ có “Công trình phụ chuẩn không cần chỉnh” 5 sao

Bất cứ điểm du lịch nào, Nhà nước hay tư nhân, có thu phí hay không thu phí, muốn thu hút và giữ chân du khách phải biết “điều tế nhị” nhất. Đâu thể để thượng đế cứ tự nhiên quay lưng ra đường mãi được!.

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top